Thursday, 28 Mar 2024
Blog

Bấm lỗ tai nên kiêng gì? Và ăn gì cho mau lành?

Bấm lỗ tai là hình thức làm đẹp gây tổn thương trực tiếp đến vùng quanh vành tai của bạn. Chính vì thế, nếu không cẩn thận khả năng nhiễm trùng sẽ rất cao. Sau khi bấm lỗ tai ngoài việc giữ vệ sinh sạch sẽ bạn cần chú ý hơn đến vấn đề ăn uống để tai không bị đau và mưng mủ.

Vậy xong bấm lỗ tai kiêng gì và ăn gì cho mau lành? Chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn thực đơn dinh dưỡng tốt cho riêng mình, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bấm lỗ tai là gì? Các cách bấm lỗ tai phổ thông?

Muốn đeo khuyên tai, trang sức trên tai bạn sẽ cần tiến hành bấm lỗ tai. Đây là việc bạn dùng các vật nhọn để tạo ra các lỗ nhỏ ở vị trí quanh vành tai với mục đích để đeo trang sức như nụ tai, bông tai, khuyên tai… Bấm lỗ tai là xu hướng làm đẹp được hưởng ứng bởi không chỉ chị em gái mà ngay cả các bạn nam trẻ tuổi cũng cực thích bấm lỗ tai. [content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Có nhiều cách bấm lỗ tai khác nhau như kiểu bấm truyền thống ở trên phần dái tai với chỉ một lỗ mỗi bên tai; kiểu bấm liền lúc nhiều lỗ tai một bên tai hoặc kiểu bấm lỗ tai ở các phần sụn trên vành tai cao hơn; kiểu bấm ở vành sụn bên trong vành tai đang được lựa chọn nhiều bởi các bạn nam nữ trẻ tuổi.

Điểm chung của các kiểu bấm này đều sẽ gây tổn thương cho vùng da tai. Ngoài việc có thể gây cảm giác nhói đau ngay khi thao tác bấm lỗ thì khả năng nhiễm trùng với các dấu hiệu sưng tấy và có mủ ở nốt bấm là có thể xảy ra. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ về việc chọn cách bấm an toàn, vị trí bấm khuyên phù hợp và chăm sóc tốt vùng da tổn thương sau khi bấm lỗ tai nhé.

Sẽ có nhiều dụng cụ có thể giúp bạn tạo thành lỗ tai. Nếu trước khi mọi người thường dùng kim chỉ để làm việc này với nguy cơ nhiễm trùng cao thì hiện nay các súng bấm lỗ tai hiện đại đã ra đời. Và tất cả những việc bạn cần làm chỉ là dùng tay ấn nhẹ một cách như bóp cò súng là đã có lỗ tai rồi nhé. Dĩ nhiên nên nhờ những người có kinh nghiệm thực hiện thao tác này để đảm bảo độ an toàn cao.

Xem thêm: Bấm lỗ tai ở tiệm vàng có được không

Bấm lỗ tai nên kiêng gì và ăn gì cho mau lành?

Sau khi bấm lỗ tai, trong khoảng 10 ngày đầu bạn sẽ cần chú ý giữ vệ sinh vành tai của mình sạch sẽ, tránh bụi bẩn để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Có thể dùng ăn mềm hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh tai sạch sẽ mỗi ngày 2-3 lần nhé. Bên cạnh đó, cần chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để đẩy nhanh quá trình liền thương. [content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Những thứ nên kiêng ăn sau khi bấm lỗ tai

Nếu bạn không muốn tình trạng đau đớn kéo dài, tai bị sưng và có thể hình thành sẹo lồi xấu xí ở tai thì hãy tránh xa những loại đồ ăn, thức uống, thực phẩm là chúng tôi liệt kê sau đây:

  • Thịt gà các loại, kiêng trong ít nhất 10 ngày đầu nếu không muốn bị sưng viêm và tạo mủ
  • Đồ nếp như cháo gạo nếp, cơm nếp, bánh trưng để tránh để lại sẹo trên lỗ tai của bạn cho đến khi lỗ tai không còn đau nhức.
  • Tránh ăn các món từ rau muống nếu không muốn lỗ tai sau khi bấm sưng đau, có mù và có sẹo lồi to ít nhất 10 ngày đầu hoặc khi lỗ tai vẫn sưng to.
  • Trứng đặc biệt là lòng đỏ trứng gà bởi khả năng khiến cho da tai của bạn không đều màu sau khi bấm lỗ là rất cao.
  • Hải sản có thể gây dị ứng dẫn đến tình trạng ngứa khó chịu ở lỗ tai do đó cũng nên kiêng hải sản khi bấm lỗ khoảng 1 tháng.
  • Thịt bò có thể dẫn đến tình trạng sẹo thâm nhưng lại đẩy nhanh quá trình liền thương. Do đó, bạn có thể cân nhắc không ăn hoặc ăn thịt bò sau khoảng 10 ngày bấm khuyên tai nhé.
  • Tuyệt đối không dùng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích sau khi bấm khuyên tai, bạn có thể từ bỏ ngay thói quen sử dụng những thứ này sẽ càng tốt nhé…
bam-lo-tai-nen-kieng-gi-mau-lanh
Bấm lỗ tai có đau lắm không?

Những thứ nên ăn sau khi bấm lỗ tai

Chúng ta sẽ chỉ cần thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây nhiễm trùng, gây sẹo nêu trên. Còn lại sẽ không cần kiêng hay hạn chế bất cứ loại đồ ăn nào sau khi bấm lỗ tai bạn nhé. Tuy nhiên, cần lưu ý ăn thêm nhiều những món ăn sau:

– Bổ sung nhiều đạm cho cơ thể nhằm tăng sinh tế bào mới cho cơ thể, hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả làm lành vết thương. Các thực phẩm chứa lượng đạm cao bạn có thể tham khảo gồm: thịt, cá, tép, lòng trắng trứng, lươn…

– Bổ sung thêm các loại thực phẩm có liên quan đến quá trình tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12… để hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương. Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm như gan động vật, sữa, các loại rau xanh đậm…

– Bổ sung thêm vitamin nhóm B, vitamin A, E để giúp hỗ trợ hình thành mô mới trên tai của bạn, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. Hãy tham khảo một vài cái tên như đu đủ, thanh long, quít, cam, bưởi và các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải chíp…

Hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh sau khi bấm lỗ tai

Trước khi bấm lỗ tai bạn đã cần chú ý đến vấn đề vệ sinh nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng. Cần vệ sinh kỹ vùng tai chuẩn bị bấm lỗ cũng như là dụng cụ dùng để tạo lỗ tai một cách cẩn thận bằng cồn, nước sôi, nước muối, dung dịch sát khuẩn và thậm chí là cả lửa. Sau khi đã hoàn thành bước này bạn hãy chuẩn bị tâm lý để đón nhận chiếc khuyên tai của mình.

Rửa tay bằng xà phòng làm giảm nguy cơ lây lan của vi khuẩn trước khi trước khi tiến hành bấm lỗ tai và trước khi muốn vệ sinh vết thương. Tránh sờ tay lên vùng khuyên tai mới trừ những lúc vệ sinh vết thương bởi điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm đấy nhé.

Với các loại khuyên tai, bạn cần chú ý chọn khuyên tai có chất liệu tốt sạch để khi đeo không bị dị ứng và không gây nhiễm trùng. Các cụ ngày xưa thường chọn đeo chỉ hay đeo cuốn chiếu trong một vài ngày đâu bấm lỗ. Còn hiện nay các bạn trẻ có thể yêu tiên dùng khuyên tai có chất liệu bằng nhựa sạch để đeo những ngày đầu.

Quần áo, tóc, khăn quàng cổ, và mũ là những thứ có khả năng vướng vào khuyên tai của bạn và bạn cần để ý tránh những tác động này. Do đó, một bộ quần áo chui đầu, búi tóc đuôi ngựa gọn gàng sẽ là sự lựa chọn an toàn cho bạn trong 10 ngày đầu sau khi bấm lỗ tai nhé.

Sau khi vết thương đã lành hẳn thường mất từ 1-3 tháng bạn có thể tháo khuyên tai tạm để vệ sinh. Mỗi ngày nên bỏ khuyên từ 1-2 giờ đồng hồ để lỗ tai thoáng khí tránh có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi đeo các khuyên tai khác nhau và tăng kích thước khuyên một cách từ từ nhé…

Xem thêm các thông tin về giá vàng, giá trang sức các loại tại: https://giavangol.vn/

Những dấy hiệu nguy hiểm khi bấm lỗ tai

>> Thứ nhất là chảy máu: Máu sẽ xuất hiện khi bấm khuyên những thường sẽ rất ít bởi vùng tai này có ít máu. Nếu máu ra quá nhiều và trong nhiều ngày vẫn chảy máu bạn cần đến gặp các bác sĩ ngay.

>> Thứ hai là tình trạng đau nhức: Thông thường, khi bắn khuyên bằng súng bạn sẽ chỉ đau nhói một tý sau đó sẽ không đau. Nếu bạn cảm thấy đau liên tục và nhức có thể xuất hiện những cơn giật ở tai và mặt thì hãy cẩn thận.

>> Thứ ba là tình trạng sưng viêm kéo dài: Đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao. Nếu sưng viêm nặng có thể gây tổn thương và hoại tử tai do đó bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để nhận hỗ trợ, có thể sẽ phải dùng đến thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm nhé.

>> Thứ tư và dấu hiệu ngứa ngáy: Có thể là bình thường hoặc không bình thường bạn nhé. Tuy nhiên, có 90% số các trường hợp bị ngứa lỗ tai sau bấm đều là do bị dị ứng với chất liệu khuyên tai. Vậy nên bạn cũng cần cân nhắc thai khuyên phù hợp hơn với cơ địa chỉ mình…

Có nên bấm lỗ tai hay không?

Chắc hắn khi đọc những chia sẻ trên bạn đang tự hỏi mình có nên bấm lỗ tai hay không. Và chúng tôi cho rằng có bởi đây là một hình thức làm đẹp đơn giản nhất. Nếu là một cô nàng bạn chắc chắn sẽ phải có khuyên tai để giúp mình tỏa sáng hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn sẽ cần chú ý đến những điều mà chúng tôi tóm tắt sau:

  • Lựa chọn vị trí bấm khuyên tai an toàn
  • Lựa chọn cách bấm khuyên tai an toàn
  • Lựa chọn cách và dụng cụ bấm lỗ tai an toàn
  • Chú ý vệ sinh trước và sau khi bấm lỗ tai
  • Chú ý lựa chọn chất liệu khuyên tai tạm và khuyên tai chính.
  • Cần biết mình “Bấm lỗ tai nên kiêng gì? Và ăn gì cho mau lành?”…

Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp cho mọi người đặc biệt là các bạn trẻ có thể chủ động hơn trong việc xỏ khuyên tai. Nếu bạn có thêm kinh nghiệm hay đừng quên chia sẻ với chúng tôi tại mục bình luận của bài viết này nhé.

Thông tin tham khảo hữu ích cho bạn: