Tuesday, 19 Mar 2024
Kiến thức chuyên môn Kinh Doanh Thủ tục

6 Cách Thu Hồi Nợ, Nợ Xấu, Nợ Khó Đòi Nhanh và Hiệu Quả nhất 2024

Có rất nhiều cách để thu hồi nợ xấu như viết thư, đàm phán, cảnh cáo, nhắc nhở,… Tùy vào từng trường hợp và mức độ nợ nần nặng hay nhẹ, thái độ như thế nào. Mà lựa chọn cách giải quyết sao cho phù hợp. Để biết được phương thức để thu hồi lại vốn từ những con nợ khó đòi, xù nợ một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Hãy cùng nganhang24h tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nợ xấu, nợ khó đòi là gì?

Hiểu một cách nôm na nợ xấu là khoản vay mà bạn chưa tất toán cho ngân hàng, tổ chức, bạn bè hay một cá nhân nào đó, mặc dù đã cho gia hạn thêm điều kiện. Khi số tiền nợ bao gồm cả vốn lẫn lãi quá lớn. Đồng thời không có cơ sở để chứng minh khả năng có nguồn thu nhập đủ yêu cầu trong khoảng thời gian tới. Thì bạn sẽ được xếp vào loại bị nghi ngờ về khả năng trả nợ.

Theo như quy định của ngân hàng, nợ xấu được đánh giá dựa trên 5 mức độ khác nhau. Nếu bạn bị rơi vào nhóm 3 trở lên, thì cũng đồng nghĩa với việc không còn thuận lợi cho quá trình được tạo điều kiện vay về sau. Đặc biệt là đối với những người bị rơi vào nợ xấu nhóm 5. Lịch sử nợ xấu được lưu lại, trên cơ sở đó, nếu như bạn có nhu cầu vay mượn tại các tổ chức tín dụng. Thì hầu hết đều bị từ chối.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Nợ xấu là do đâu?

Thứ nhất đối với cá nhân có thể do việc không tính toán trong khả năng thu chi. Dẫn đến tiêu tới mức âm trong thẻ tín dụng. Thói quen mua hàng trả góp tại các trung tâm nhưng xem thường hợp đồng, đến thời hạn vẫn ung dung vì nghĩ người ta sẽ chưa đòi đến. Hoặc là không để ý đến thời hạn trả nợ.

Có thể cố tình xù nợ vì bất mãn với chính sách của ngân hàng, cá nhân, tổ chức cho vay. Đó là việc không chấp nhận phí dịch vụ, cách tính lãi cũng như khoản phạt. Cứ thế kéo dài nhiều ngày thì bị rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

Đối với doanh nghiệp, có thể có khả năng chi trả nhưng phải đợi đến lúc dự án hoàn thành. Hoặc là bên hợp tác đột nhiên hủy hợp đồng, bị phá sản hoặc khó khăn về tài chính. Cũng có thể vì nguyên nhân cố tình là chiêu trò chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Tại sao phải thu hồi nợ?

Trong kinh doanh đòi hỏi phải có sự dứt khoát và đúng thời điểm. Nếu bạn không thu hồi vốn mà để kéo dài thì về sau sẽ càng khó đòi hơn. Thậm chí là có thể bạn sẽ không bao giờ tìm ra kẻ xù nợ. Hơn thế, việc không làm theo đúng thủ tục sẽ rất dễ khiến cá nhân, tổ chức, ngân hàng cho vay bị ảnh hưởng đến sự sống còn. Dẫn đến rủi ro nguy hiểm mà không thể nào đối phó được.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Bên cạnh đó còn đảm bảo cho tổ chức cho vay luôn trong trạng thái an toàn, ổn định về tài chính. Đồng thời còn có mục đích là đảm bảm lợi nhuận bởi đây cũng là một trong số những kế hoạch giúp công ty phát triển hơn. Đặc thù của việc làm ăn trong lĩnh vực này là như thế.

Thông thường khi bị nợ khó đòi, nhiều cá nhân, hay doanh nghiệp thường chọn cách lẩn trốn, tránh mặt và day dưa rất tốn thời gian. Do đó việc áp dụng hình thức đòi nợ hợp lý cũng là điều mà cơ quan, thành viên, tổ chức cho vay nên làm. Do đó việc thu hồi nợ đối với những người nợ xấu là không thể không thực hiện.

Thu hồi nợ có vi phạm pháp luật hay không?

Việc thu hồi nợ nếu bên vay không đảm bảo những thỏa thuận ban đầu là không có gì sai phạm cả. Nó cũng tương tự với việc bên kia vi phạm hợp đồng và 2 bên thu hồi có quyền giải quyết một cách nhẹ nhàng hơn. Thay vì ra tòa để phức tạp hóa vấn đề lên, vừa tốn thêm nhiều công sức, thời gian, tiền bạc, bất lợi song phương.

Việc thu hồi nợ sẽ không vi phạm pháp luật. Nếu bên cho vay thực hiện đúng thủ tục theo luật đã ban hành. Đó là dựa trên điều 28 của bộ luật hình sự mà làm. Hoặc dựa trên quyền được khởi kiện tói cáo bên kia về việc liên quan đến chiếm đoạt tài sản.

6 cách thu hồi nợ nhanh hiệu quả

Tùy vào mức độ nghiêm trọng và thái độ của bên kia mà chủ nợ có thể áp dụng các hình thức để lấy lại vốn khác nhau. Bạn có thể tham khảo bí quyết thu hồi nợ theo trình tự dưới đây:

Liên lạc qua thư từ hoặc công văn

Thay vì chờ đợi khách nợ tự động đến trả. Chủ nợ nên chủ động liên hệ trực tiếp với những người này. Để vấn đề được hai bên thỏa thuận, phân tích rõ ràng. Trường hợp bên cho vay chưa có điều kiện để gặp trực tiếp khách nợ. Thì phải sử dụng giấy tờ mang tính thẳng thắn, nghiêm túc.

Đó là thư yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp bị nợ xấu thanh toán gấp. Kèm theo những hậu quả theo quy định pháp luật mà bên kia phải chấp nhận nếu không chịu trả lại tài sản đúng hẹn.

Hướng Dẫn Cách Thu Hồi Nợ, Nợ Xấu, Nợ Khó Đòi Nhanh và Hiệu Quả Nhất.

Đàm phán nhẹ nhàng, tạo điều kiện cho bên vay sắp xếp ổn thỏa.

Nếu người bị nợ xấu có thái độ phục tùng, muốn trả nợ. Dù đã dốc hết sức nhưng hoàn cảnh quá khó khăn. Thì bạn có thể sử dụng phương pháp thương lượng, đàm phán. Có thể gia hạn thêm thời gian và tăng lãi nhẹ, tạo điều kiện cho bên kia gom được vốn để trả hết số nợ.

Tuy nhiên, trong trường hợp này chủ nợ cũng nên dứt khoát, bằng mọi giá phải thu hồi được. Phải yêu cầu bên vay bắt buộc đúng hẹn. Vì nếu để day dưa thì về sau rất khó giải quyết. Đồng thời hạn chế đến việc phải dùng biện pháp mạnh. Gây tổn thương tinh thần cho nhau, cũng như liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm lý. Lại không mất mối quan hệ đối tác trong tương lai.

Những điều bên cho vay cần phải làm trong phương thức này. Chính là xem xét lại hồ sơ, giấy tờ, tính toán một cách cụ thể, kỹ càng về tài sản giao dịch. Tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của khách nợ. Sau đó dựa trên những điểm cụ thể đó tiến hành thu nợ. Bạn có thể trực tiếp đàm phán hoặc có sự can thiệp của bên thứ ba.

Nhắc nhở, thực hiện biện pháp dứt khoát.

Khi đã cho kéo dài thêm điều kiện nhưng khách nợ vẫn chưa chịu trả tiền thì bạn tiến hành nhắc nhở. Đây là hình thức mạnh hơn việc đàm phán nhẹ nhàng. Tuy nhiên cũng không nên dùng thái độ thô lỗ, chỉ được đưa ra những ngôn từ hay những biện pháp thẳng thắn, nghiêm khắc.

Bên cạnh đó tổ chức, cá nhân cho vay có thể đến trực tiếp xem xét tình hình của công ty, người đang bị nợ xấu. Để cùng hỗ trợ, góp ý cho hướng giải quyết đúng đắn nhất. Công việc cụ thể như hướng dẫ kỹ năng thu chi, thắt lưng buộc bụng, xử lý hàng tồn kho,…

Cảnh cáo, răn đe

Sau khi đã nhắc nhở mà bên vay nợ vẫn không nghe và còn dửng dưng. Thì người cho vay nên tiến hành hình thức cảnh cáo. Bằng cách đưa ra những hậu quả nghiêm trọng nếu bên kia không chịu thanh toán. Đưa ra bộ luật về việc vi phạm pháp luật đối với hành vi của bên kia. Và sẽ bị xử lí như thế nào nếu cá nhân, doanh nghiệp tổ chức cho vay kiện ra tòa.

Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ uy tín

Nếu không có kinh nghiệm nhiều trong việc đòi nợ. Hay mạnh tay giải quyết đối với những trường hợp nợ khó trả.Thì bạn có thể thông qua sự can thiệp của bên thứ ba. Ngày nay hình thức này đã trở nên khá phổ biến đối với rất nhiều chủ cho vay, lại còn khá hiệu quả.

Cho nên bạn có thể liên hệ với những tổ chức chuyên thu hồi nợ để giải quyết. Tuy nhiên cần tìm đến những công ty có uy tín. Hoạt động công khai, được pháp luật cho phép. Đảm bảo an toàn trong quá trình đòi nợ. Không sử dụng xã hội đen hay dùng những lời lẽ thô tục. Và một điều quan trọng nữa là vấn đề giá cả hợp lý.

Tham khảo:

Phương pháp cuối cùng : thu hồi nợ theo pháp lý.

Khi bạn đã bất lực với mọi hình thức trên thì buộc phải sớm liên hệ với cơ quan điều tra. Sau đó đến cơ quan thi hành án dân sự để giải quyết vụ việc. Việc bị nợ xấu rồi trốn tránh trách nhiệm được xếp vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đây là hành vi trái với pháp luật, cho nên bạn có quyền viết đơn để kiện gửi lên tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện bạn phải chú ý về vấn đề chứng cứ và hồ sơ khởi kiện. Bạn phải chắc chắn hồ sơ cũng như các loại giấy tờ đủ căn cứ và đủ thông tin. Cách tốt nhất là gửi đơn lên Cơ quan Điều tra với nội dung tố giác và khởi tố bị can theo pháp luật hiện hành. Để được hỗ trợ tìm kiếm chứng cứ nhanh chóng và an toàn nhất.

Như vậy, từ đây bạn đọc cũng đã nắm được phần nào về Cách Thu Hồi Nợ, Nợ Xấu, Nợ Khó Đòi Nhanh và Hiệu Quả nhất. Dù là lựa chọn theo cách nào thì bạn cũng nên đảm bảo về tính hợp pháp. Và sự an toàn cho đối phương bên kia. Không nên sử dụng những hình thức bạo lực hay thiếu văn hóa. Để rồi khiến mình bị tác động tiêu cực trở lại.

Xem thêm: