Thursday, 18 Apr 2024
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Thủ tục hoạt động?

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay tại nước ta thì đồng nghĩa với việc sẽ có hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước được thành lập để hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Tôi cam đoan rằng cũng sẽ có rất nhiều người không hiểu được Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Thủ tục hoạt động ra sao? Nhưng các bạn đừng quá lo lắng vì câu trả lời cùng các vấn đề liên quan khác sẽ được gói gọn trong bài viết dưới đây. Các bạn cùng đón đọc nhé!

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập ra để hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và được sự chấp thuận của Chính quyền nhà nước và hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam.

Hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một doanh nghiệp của Việt Nam mà do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại để trực tiếp quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được biết đến với tên gọi là doanh nghiệp có vốn FDI- viết tắt cụm từ tiếng Anh Foreign Direct Investment chia làm 2 loại chính để dễ phân biệt đó là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có 1 phần vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức hợp tác liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để thành lập nên doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có 100% vốn FDI là các công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của các các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật Việt Nam hiện hành và do người nước ngoài trực tiếp đứng ra điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hướng đến mục đính chính là để thu lợi nhuận về cho mình từ khoản tiền bỏ ra đầu tư ban đầu.

Hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% hay theo hình thức hợp doanh thì nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức nào đó thì cũng cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau thì mới hợp tác mở công ty hay doanh nghiệp tại Việt Nam được.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:

Đó là những người mang quốc tịch khác trên thế giới có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam với tư cách là cá nhân thì cần chuẩn bị các giấy tơ thiết yếu như bản sao chứng thực chứng minh thư nha dân hoặc thẻ căn cước, thẻ quyền công dân…tùy vào theo tên gọi của từng quốc gia hoặc đơn giản hơn là hộ chiếu được cấp phép còn thời hạn sử dụng.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Thêm nữa bạn phải chuẩn bị bộ lý lịch tư pháp được công chứng xác thực tại địa phương nơi bạn sinh sống, chuẩn bị hợp đồng thuê trụ sở tại Việt Nam cộng thêm nữa là bạn phải xác nhận số dư tài khoản ngân hàng để chứng minh là đảm bảo đủ điều kiện mở công ty hay hợp tác liên doanh.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:

Việc mở công ty tại Việt Nam hay hợp tác kinh doanh với các công ty Việt Nam dưới hình thức góp vốn đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức kinh tế cũng cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ sau để mới có thể làm việc tại nước ta được:

Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh có chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự

Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan thuế trong năm gần nhất

Bản sao giấy tờ chứng minh thư nhân dân hay giấy xác nhận nhân thân của người đại diện pháp luật đăng ký thành lập công ty tại Việt Nam và giấy tờ này cần chứng thực tại cơ quan pháp lý.

Điều lệ của công ty chủ quản, cần nêu rỏ tất cả các điều lệ nội quy quy định của công ty để bên pháp luật Việt Nam xem xét về tính hợp pháp.

Văn bản ủy quyền của công ty mẹ, tổ chức kinh tế nước ngoài có ủy quyền cho người đại diện pháp luật mở chi nhánh công ty tại Việt Nam hay đại diện góp vốn tại các công ty Việt Nam.

Hồ sơ kinh nghiệm và năng lực của công ty, tổ chức kinh tế là nhà đầu tư nước ngoài.

Quy trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% hay các doanh nghiệp liên doanh có yếu tố đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Đầu tiên cần phải làm thủ tục xin cấp chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tức là bạn phải đến sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi mà công ty bạn muốn đặt trụ sở chính để hoạt động.

doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-la-gi-thu-tuc-hoat-dong
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? thủ tục hoạt động?

Bước tiếp theo là thực hiện các thủ tục quy trình xin cấp phép đăng ký kinh doanh, việc này sở kế hoạch và đầu tư tỉnh sẽ dụa trên phạm vi quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh mà sở sẽ quyết định thẩm tra dự án hay không và có gửi hồ sơ đăng ký lên cấp trung ương để xin ý kiến hay tự cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu dự án này tỉnh có thể quyết định được.

Bước cuối cùng là nhận kết quả xét duyệt của cơ quan pháp luật Việt Nam và hoàn thành các thủ tục về thuế. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư thì bạn phải đến cơ quan thuế để đăng ký thủ tục về thuế trong vòng 10 ngày. Công ty phải đăng thông tin thành lập doanh nghiệp trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hay trên trang báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Công ty nước ngoài và công ty có vốn đầu tư nước ngoài có khác nhau không?

Đây là điều mà có lẽ rất nhiều người không thể phân biệt chính xác rạch ròi đâu là một công ty nước ngoài và đâu là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Và bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản rằng công ty nước ngoài là công ty của người nước ngoài thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng là công ty do người nước ngoài đầu tư vốn thành lập ra theo hai kiểu hình thức đó là đầu tư 100% vốn hay hình thức đầu tư kiểu hợp tác liên doanh nhưng nó được thành lập tại Việt Nam và theo pháp luật của Việt Nam chúng ta quy định.

Tóm lại, nếu bạn không hiểu hay có thắc mắc về vấn đề liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì bài viết mà nganhang24h chúng tôi giới thiệu ở trên hy vọng tháo gỡ được những thắc mắc đó. Chúng tôi sẽ không ngừng cập nhập những thông tin bổ ích và quý giá khi có thay đổi về luật doanh nghiệp cũng như luật đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.