Wednesday, 24 Apr 2024
Thủ tục

Làm Thẻ Căn Cước Có Bị Thu Lại CMND Không, Có Bị Mất Số Cũ Không?

Bạn đang có những vấn đề và thắc mắc cần được giải đáp như:

  • Bạn có nhu cầu cần được cấp thẻ căn cước công dân?
  • Bạn bâng khuâng với những quy định và thủ tục mới?
  • Làm thẻ căn cước chuyển đổi từ CMND có ảnh hưởng đến CMND?

Hôm nay hãy cùng nganhang24h.vn tìm hiểu những thông tin liên quan đến thẻ căn cước công dân và giải đáp những thắc mắc Làm Thẻ Căn Cước Có Bị Thu Lại CMND Không, Có Bị Mất Số Cũ Không?[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Thẻ căn cước công dân là gì

Thẻ căn cước công dân còn được biết đến với những cái tên khác như chứng minh thư nhân dân, thẻ nhận dạng công dân. Đúng với tên gọi đây là loại thẻ dùng để nhận dạng công dân được sử dụng chính thức như chứng minh nhân dân với tất cả những thông tin quan trọng của chủ sở hữu. Tất cả thông tin in trên thẻ căn cước đều được nhà nước quy định rõ, mang nét cá nhân của chủ thể và thẻ có kích thước chất liệu như nhau.

Căn cước công dân

Đây là cách gọi chung về lai lịch, nhân thân và đặc điểm nhận dạng cũng như các thông tin cá nhân của công dân từ 14 tuổi trở lên. Với những đặc điểm nhận dạng là những đặc điểm riêng của từng cá nhân với đặc tính không đổi theo thời gian, thông thường sẽ là những đặc điểm bên ngoài và dễ nhận biết bằng mắt thường.

lam-the-can-cuoc-co-bi-thu-cmnd-khong
Chuyển đổi từ CMND sang thẻ căn cước công dân có bị thu CMND không, có mất số cũ không

Thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân là loại thẻ được dùng thay cho chứng minh nhân dân thường thấy với những đặc điểm của chứng minh nhân dân và có chất liệu là plastic, thẻ in thông tin chung của từng cá nhân và các đặc điểm nhận dạng riêng để phân biệt công dân.

Thẻ căn cước công dân có hiệu lực và được ban hành từ năm 2016, có thể thay thế cho các loại giấy tờ tùy thân thông thường.

Thông tin in trên thẻ căn cước công dân

Thông tin được in trên thẻ công dân bao gồm những thông tin chung về lai lịch và đặc điểm nhận dạng bên ngoài. Đi vào chi tiết:[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Mặt trước của thẻ căn cước công dân bao gồm:

  • Số thẻ căn cước công dân
  • Họ và tên chủ sở hữu
  • Ngày tháng năm sinh
  • Quốc tịch
  • Quê quán
  • Nơi thường trú
  • Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước

Mặt sau của thẻ căn cước công dân bao gồm:

  • Mã vạch của thẻ căn cước
  • Vân tay của chủ sở hữu
  • Đặc điểm nhận dạng riêng
  • Ngày cấp, nơi cấp, họ và tên chức danh của người cấp
  • Chữ ký, dấu xác nhận của cơ quan cấp thẻ

Điều kiện để cấp thẻ

Nhà nước đã ban hành những điều luật cụ thể rõ ràng về điều kiện để cấp thẻ căn cước công dân:

  • Là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi
  • Công dân đã đăng ký và có hộ khẩu thường trú nằm trên khu vực các tỉnh được triển khai thẻ căn cước công dân

Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước

Theo bộ luật được ban hành cho việc cấp và sử dụng thẻ căn cước công dân, công dân từ đủ 14 tuổi có quyền yêu cầu cấp thẻ căn cước và thẻ phải được làm mới vào những mốc thời gian lúc 25 tuổi và 40 tuổi, 60 tuổi. Tuy nhiên trên thực tế thời hạn thẻ được cấp sẽ có những thay đổi tùy thuộc vào các đối tượng tương ứng với từng điều kiện được cấp phép.

Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân

Có những trường hợp chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân, mọi người thường bỡ ngỡ về thủ tục, quy trình và những thay đổi mới, hãy cùng tìm hiểu về những thay đổi trong hồ sơ và thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.

lam-the-can-cuoc-co-bi-thu-cmnd-khong1
Thủ tục làm thẻ căn cước

Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân

Chuyển đổi từ CMND sang thẻ căn cước công dân có bị thu CMND không, có mất số cũ không

Việc thực hiện chuyển đổi được thực hiện tại các cơ quan Nhà nước có trụ sở tại Tỉnh, Huyện, hồ sơ yêu cầu bao gồm:

  • Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo quy định
  • Sổ hộ khẩu bản gốc
  • Chứng minh nhân dân

Sau khi thực hiện chuyển đổi thì cơ quan chức năng sẽ thực hiện cắt góc đối với CMND 9 số hoặc 12 số còn rõ nét và còn hiệu lực sau đó hoàn trả cho công dân. Trường hợp CMND 9 số hoặc 12 số đã hư hỏng thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành tiêu hủy và cấp giấy xác nhận chứng minh nhân dân cho công dân. Do đó sau khi thực hiện chuyển đổi nếu số CMND vẫn còn hiệu lực thì công dân sẽ không bị mất.

Cấp thẻ căn cước mới cho công dân từ 14 tuổi

Đối với công dân từ đủ 14 tuổi được quyền xin cấp thẻ căn cước, việc cấp được thực hiện tại các cơ quan Nhà nước có trụ sở tại Tỉnh, Huyện, hồ sơ yêu cầu bao gồm:

  • Tờ khai làm thẻ căn cước công dân
  • Sổ hộ khẩu bản gốc

Tham khảo thêmThủ tục Làm Hộ Chiếu Passport Cho Trẻ Em Dưới 14 Tuổi

Sửa đổi cấp mới thẻ căn cước

Đối với công dân ở các móc thời gian 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi cần thực hiện đổi thẻ căn cước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra có một vài trường hợp có thể sửa đổi, cấp mới thẻ căn cước:

  • Thẻ bị hỏng, gãy hay thông tin sai sót
  • Công dân có sự thay đổi về nhân thân như họ tên, quê quán, đặc điểm nhận dạng riêng,…
  • Công dân đánh mất thẻ căn cước
  • Chuyển đổi quốc tịch

Thời gian và chi phí cấp thẻ căn cước công dân

Thời gian làm việc trong giờ hành chính từ thứ hai đến hết sáng thứ bảy trừ các ngày lễ tết. Việc thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước được thực hiện trong hai khung giờ từ 7h00 đến 11h30 và 13h00 đến 17h00

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ mất các khoảng chi phí khác nhau, cụ thể:

  • Chuyển đổi từ CMND sang thẻ căn cước công dân: 30.000 VNĐ
  • Thực hiện cấp mới thẻ căn cước công dân: miễn phí
  • Sửa đổi, cấp mới thẻ: miễn phí (cấp mới thẻ đối với công dân từ đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi, sai sót thông tin in trên thẻ lỗi do cơ quan chức năng thực hiện)
  • Làm lại thẻ căn cước bị hỏng: 50.000 VNĐ
  • Công dân yêu cầu đổi thẻ: 50.000 VNĐ

Thời gian nhận thẻ từ thứ 2 đến sáng thứ 7 trong khoảng từ 5 – 7 ngày kể từ ngày yêu cầu cấp thẻ, công dân sẽ chịu thêm chi phí vận chuyển thẻ tận nhà, tùy từng địa phương sẽ có các mức phí khác nhau từ 10.000 VNĐ đến 30.000 VNĐ.

Các trường hợp được miễn phí cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của nhà nước:

  • Bố, mẹ vợ, chồng và con cái dưới 18 tuổi là thân nhân của thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng,
  • Công dân tại các vùng sâu vùng xa như hải đảo, biên giới, các huyện đồng bào dân tộc thiểu số và công dân trong gia đình thuộc diện nghèo.
  • Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Những khu vực thực hiện cấp thẻ căn cước công dân

Đến tháng 11/2018 trên cả nước ta tổng cộng có 16 tỉnh thành được phép thực hiện việc cấp phát thẻ căn cước công dân: Nam Định, Hà Nam, Tây Ninh, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Cần Thơ, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Bình, T.p Hồ Chí Minh.

Quy định về 12 số trên thẻ căn cước công dân

Như CMND 12 số hoặc 09 số, thẻ căn cước công dân 12 số có những quy định về ý nghĩa khác nhau. Theo Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, dãy số ghi trên thẻ Căn cước công dân bao gồm có 12 chữ số, trong đó 6 chữ số đầu tiên bao gồm: mã thế kỷ sinh, mã năm sinh, mã giới tính, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

lam-the-can-cuoc-co-bi-thu-cmnd-khong2

Theo Điều 7 tại Thông tư 0/2016/TT – BCA quy định rõ các chữ số trên thẻ căn cước có ý nghĩa như sau:

  • 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia
  • 03 chữ số tiếp theo là mã năm sinh và thế kỷ
  • 06 chữ số cuối là dãy số ngẫu nhiên

Thông qua bài viết nganhang24h.vn mong đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết xung quanh vấn đề thẻ căn cước và giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc Làm Thẻ Căn Cước Có Bị Thu Lại CMND Không, Có Bị Mất Số Cũ Không?

Một số bài viết khác: