Tuesday, 19 Mar 2024
Kinh Doanh

Mở xưởng làm bún cần những gì? Chi phí bao nhiêu vốn để thành công

Bạn đang có ý định khởi nghiệp bằng hình thức mở một xưởng bún và tiến hành kinh doanh sản phẩm bún. Nhưng hiện tại bạn vẫn chưa hiểu rõ rằng khi mở xưởng làm bún thì cần những gì và chi phí bao nhiêu vốn để thành công? Để giải đáp mọi thắc mắc của bạn, hôm nay nganhang24h có mặt để chia sẻ những thông tin hữu ích nhất về vấn đề trên, có thể giúp bạn trong hoạt động kinh doanh sắp tới!

Bún là gì?

Từ rất lâu, bún đã không còn là một cái tên quá xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Đây là một trong những thành phần tạo nên nét đặc trưng trong ẩm thực Việt, những món ăn được chế biến từ bún thường rất được người tiêu dùng ưa thích như bún bò, bún cá, bún chả, bún thang, bún thịt nướng, bún trộn,… Không chỉ người dân nước ta mà những món bún này còn nhận được sự yêu thích bởi nhiều du khách nước ngoài.

Bún là loại thực phẩm có dạng tròn, dài, trắng và mềm, bún không có vị nên thường được dùng kèm nước lèo và thịt, cá,… Tinh bột là nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất bún.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Chính vì vậy, bún thường được sử dụng trong các bữa chính, đặc biệt là bữa sáng của người Việt. Đây là một loại thực phẩm phổ biến nhất tại nước ta, chỉ sau phở và cơm.

Có nên lựa chọn kinh doanh xưởng làm bún?

Tại Việt Nam, có rất nhiều làng nghề làm bún nổi tiếng như Phú Đô, làng Bặt, Phong Lộc Tây, Long Kiên và rất nhiều những làng bún khác trải dài trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Những làng nghề này nổi tiếng vì có lịch sử hình thành lâu đời, sản phẩm bún chất lượng cùng mức giá cả phải chăng. Ngoài các làng nghề trên, có khá nhiều hộ dân và tổ chức cũng tham gia sản xuất kinh doanh bún hiện nay.

Vậy thì làm sao để bạn có thể tồn tại và phát triển trong thị trường sản xuất kinh doanh bún khá sôi nổi như hiện nay? Câu trả lời là bạn vẫn hoàn toàn có thể phát triển sự nghiệp một cách hiệu quả và gặt hái thành công nếu biết sử dụng mô hình sản xuất bún mới có áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại, cùng quy trình sản xuất hợp vệ sinh để tạo ra sản phẩm chất lượng, cung cấp cho khách hàng.

Những yêu cầu trên đối với một xưởng sản xuất bún tại thời điểm này là vô cùng quan trọng. Vì tình hình an toàn thực phẩm đang là một mối lo lớn trong tâm trí của mỗi người tiêu dùng, khi mà nhiều cá nhấn, tổ chức vì ham lợi nhuận đã sử dụng nhiều nguyên liệu độc hại, rẻ tiền trong quá trình sản xuất bún, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Tóm lại, nhu cầu của khách hàng cá nhân và tổ chức hiện nay đối với sản phẩm bún là rất cao nhưng họ còn khá ngần ngại về vấn đề an toàn thực phẩm. Vậy nên cơ hội kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận của ngành này sẽ rất hấp dẫn, thuận lợi nếu bạn có được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, sản phẩm chất lượng, an toàn, cùng việc triển khai các hoạt động truyền thông hợp lý.

Mở xưởng làm bún cần chuẩn bị những gì?

Để công việc kinh doanh được diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả. Đồng thời, còn giúp bạn có thể hoàn toàn chủ động hơn trong mọi tình huống  thì điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị và thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau đây:

Xác định quy mô kinh doanh

Đầu tiên khi muốn bắt đầu kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn đều phải xác định rõ quy mô kinh doanh của mình dựa vào những tiêu chí như nguồn vốn, nhu cầu khách hàng, khả năng chi trả, tình hình cạnh tranh trong khu vực, và kinh nghiệm trong kinh doanh,… Việc xác định rõ quy mô kinh doanh giúp phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp.

Căn cứ theo những tiêu chí trên, bạn có thể xây dựng cho mình một xưởng sản xuất bún nhỏ với quy mô hộ gia đình, sản xuất khoảng 70 – 100 kg bún/ngày. Hay lựa chọn quy mô trung bình với công suất hàng trăm tạ bún mỗi ngày. Hoặc quy mô lớn với công suất hơn 1 tấn bún/ngày. Cho dù là lựa chọn loại quy mô nào, nếu bạn biết cách tận dụng ưu nhược điểm của từng loại thì chắc chắn sẽ thành công.

mo-xuong-lam-bun
Mở xưởng làm bún

Lựa chọn khách hàng mục tiêu

Việc xác định khách hàng mục tiêu là rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Tuyệt đối không nên có suy nghĩ rằng cứ sản xuất bún ra rồi sau đó mới đi tìm khách hàng mà hãy tự xác định sẵn đâu là đối tượng khách hàng mục tiêu chính mà mình sẽ nhắm đến, những đối tượng đó có khả năng cao sẽ mua sản phẩm và công ty có thể thu được lợi nhuận từ họ.

Những nhóm khách hàng chính mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn trong ngành nghề sản xuất kinh doanh bún là khách hàng cá nhân đến trực tiếp xưởng để mua theo số lượng nhỏ, hoặc trung bình dùng cho các quán ăn nhỏ của mình. Ngoài ra còn có khách hàng tổ chức như các nhà hàng lớn, nổi tiếng. Hơn nữa, bạn cũng có thể bỏ mối bún cho các nhà ăn của trường học, xí nghiệp, quân đội,…

Phân tích cạnh tranh

Trước khi lựa chọn cho mình địa điểm để xây dựng xưởng thì bạn nên tiến hành phân tích tình hình cạnh tranh trong khu vực xung quanh. Nếu trong khu vực đó có một làng nghề làm bún danh tiếng hay có quá nhiều xưởng bún rồi, thì bạn không nên dại dột xây dựng xưởng tại đây. Mà hãy tìm một vị trí khác thuận lợi hơn để tránh tình trạng không bán được hàng, gây thua lỗ.

Để tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là tạo điều kiện thuận lợi để xưởng bún của bạn thu hút được khách hàng thì nên chọn xây dựng xưởng tại những nơi không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và quan trọng tại đó bạn có thể bán được hàng.

Lựa chọn quy trình làm bún tối ưu

Trước đây, bún được sản xuất hầu như là bằng phương pháp thủ công, chủ yếu phụ thuộc vào công sức của người làm. Phương pháp này tuy có thể tạo ra được những sợi bún tươi ngon nhất nhưng lại làm tốn khá nhiều thời gian và công sức của người làm, bên cạnh đó sản lượng sản xuất được cũng không cao, và đương nhiên lợi nhuận thu được cũng không được nhiều.

Chính vì vậy, để có thể thành công và kiếm được nguồn thu nhập hấp dẫn thì bạn nên đầu tư một dây chuyền hiện đại để sản xuất bún. Nhờ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, bạn có thể thu được nguồn lợi nhuận lớn từ việc kinh doanh một loại sản phẩm ẩm thực truyền thống. Bãi bỏ đi suy nghĩ của rất nhiều người rằng người làm bún chỉ làm vì họ yêu nghề chứ tiền thì không được bao nhiêu.

Đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, sạch sẽ

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Khi mà có nhiều cơ sở sản xuất bún vì ham rẻ, nhanh giàu đã sử dụng các loại hóa chất độc hại để tẩy trắng và làm dai sợi bún. Những tình trạng như sợi bún để hơn 4 ngày mà vẫn không bị chua hay nhiều trường hợp bị đau bụng, buồn nôn sau khi ăn bún đã làm cho người tiêu dùng vô cùng hoang mang.

Chính vì vậy, nếu muốn mở xưởng sản xuất bún thì bạn nên thật chú trọng vào khâu đảm bảo vệ sinh và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chỉ khi sản phẩm thật sự chất lượng và sạch sẽ thì những hoạt động truyền thông về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm mà bạn có thể triển khai trong tương lai mới có khả năng thành công, thu hút được nhiều khách hàng.

Sau khi sử dụng, nếu sản phẩm bún của doanh nghiệp bạn thật sự chất lượng thì chắc chắn khách hàng sẽ quay lại để tiếp tục mua sản phẩm. Ngoài ra, khả năng khách hàng giới thiệu sản phẩm của bạn cho người khác cũng sẽ cao hơn.

Kiểm định an toàn thực phẩm

Nếu bạn đưa ra tuyên bố rằng “Sản phẩm bún của xưởng chúng tôi là hoàn toàn chất lượng, hợp vệ sinh vì được sản xuất từ một quy trình vô cùng hiện đại” thì không chắc khách hàng có thể tin bạn, mặc dù bạn đang nói sự thật. Khách hàng cần một minh chứng, một loại giấy tờ gì đó hiệu lực để có thể căn cứ vào nó mà tin tưởng doanh nghiệp của bạn và an tâm mua sản phẩm.

Vì vậy, song song với việc cung cấp nguồn sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng thì bạn nên tiến hành đăng ký kiểm định an toàn thực phẩm để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính tờ giấy nhỏ này, cùng xác nhận có tính pháp lý cao của cơ quan chức năng, khách hàng sẽ dễ dàng đặt niềm tin nơi bạn hơn.

Định mức giá phù hợp

Hiện nay, giá của một kg bún tươi giao động từ 15.000 – 25.000 đồng tùy từng khu vực. Mức giá này là không quá cao nên khách hàng có thể dễ dàng chấp nhận mua ở bất kỳ cấp độ giá nào. Nhưng điều mà khách hàng quan tâm hơn đó là vấn đề chất lượng, vệ sịnh sản phẩm. Nên bạn hoàn toàn có thể định giá cao nếu sản phẩm của mình được khách hàng biết đến với mức độ an toàn cao khi sử dụng.

Lựa chọn địa điểm phân phối

Nếu xưởng sản xuất bún của bạn có quy mô nhỏ, và chỉ bán trực tiếp cho người dân xung quanh thì sẽ không cần quan tâm nhiều đến phân phối trung gian. Với quy mô sản xuất trung bình hoặc lớn thì nên cân nhắc trong việc lựa chọn nhà phân phối hiệu quả vì bún là loại sản phẩm rất nhanh hỏng, thời gian sử dụng chỉ từ 20 – 24 giờ, ngoài ra bún cũng rất khó để bảo quản và hay bị côn trùng tấn công.

Một trong những địa điểm phân phối chính của các xưởng sản xuất bún là chợ. Bên cạnh đó, nếu sản phẩm của xưởng bạn đã được kiểm tra chất lượng và có đóng gói kỹ càng thì bạn có thể liên hệ với các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị. Đây là những môi trường thuận lợi để bạn có thể tiếp xúc được với nhiều khách hàng tiềm năng của mình.

Truyền thông, quảng bá phù hợp

Với mức độ phổ biến của Internet và các công cụ truyền thông xã hội như hiện nay, thì bạn nên tận dụng để quảng bá về sản phẩm của mình. Bằng cách tạo ra các trang web, Fanpage Facebook, Zalo,… riêng của doanh nghiệp. Các trang web này nên được thiết kế giao diện đẹp mắt, không nên quá lòe loẹt vì bún là một loại thực phẩm.

Hãy tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội này để cung cấp thông tin về thành phần, chất lượng sản phẩm, quy trình vệ sinh hiện đại, mức giá cạnh tranh để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thiết kế biển hiện, poster, banner với tên thương hiệu rõ ràng để treo trước cửa hàng, xưởng sản xuất nhằm mục đích gây ấn tượng với người tiêu dùng.

Mở xưởng làm bún cần bao nhiêu vốn?

Tùy vào quy mô xưởng sản xuất của bạn là nhỏ, trung bình hay lớn thì số vốn ban đầu phải bỏ ra sẽ khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát nhiều cơ sở sản xuất bún, chúng tôi đưa ra các con số nguồn vốn tham khảo sau:

Đối với quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng sản xuất là 60 -100 kg/ngày thì mức vốn đầu vào sẽ không quá cao, chỉ giao động từ khoảng 60 – 70 triệu đồng. Số tiền này sẽ dùng để thuê mặt bằng, xây dựng nhà xưởng và đầu tư thiết bị máy móc sản xuất.

Với quy mô xưởng trung bình, sản xuất hàng trăm kg bún một ngày thì mặt bằng chắc chắn sẽ phải rộng hơn, công việc nhiều hơn nên sẽ phải thuê thêm nhân công. Nguồn vốn ước tính đối với mô hình này sẽ khoảng 200 – 300 triệu đồng.

Cuối cùng, để xây dựng một xưởng sản xuất bún có quy mô lớn, công suất hơn 1 tấn bún trên ngày thì bạn sẽ phải chi trả rất nhiều những chi phí khác nhau từ mặt bằng lớn, xây dựng nhà xưởng, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, lương nhân công, chi phí thuê trung gian phân phối, chi phí quảng bá, truyền thông,… Vì có rất nhiều chi phí nên số vốn cần thiết có thể lên đến hơn 500 triệu đồng.

Trên đây là những kinh nghiệm, thông tin hữu ích cần phải biết nếu muốn công việc kinh doanh của xưởng sản xuất bún đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nganhang24h còn đưa ra các con số ước tính nguồn vốn tham khảo để hỗ trợ bạn trong việc lên kế hoạch kinh doanh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích đến bạn và chúc bạn luôn thành công trong cả cuộc sống và công việc kinh doanh của mình.

Giới thiệu công ty máy lọc nước hàng đầu việt nam: http://maylocnuocwepar.vn