Tuesday, 19 Mar 2024
Cuộc Sống Kiến thức chuyên môn

Nên Nuôi Cá Gì Trong Hồ Sen Phù Hợp Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng trên cùng một đơn vị diện tích để nâng cao thu nhập. Nhiều hộ dân ở những khu vực đầm, trũng thấp đã kết hợp đưa cá vào nuôi trồng trong ao sen để tăng năng suất và thu nhập cho gia đình. Nhưng nên nuôi cá gì trong hồ sen phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao? thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng nganhang24.vn tìm hiểu xem nhé.

Tại sao nên kết hợp nuôi cá trong hồ sen?

Mô hình trồng sen kết hợp với nuôi cá có khả năng làm tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Thay vì ngày xưa bạn chỉ sử dụng diện tích ao rất lớn để trồng sen và thu hoạch, thì ngày nay khi kết hợp trồng sen và nuôi cá bạn sẽ có thể thu hoạch “kép” được cả sen và cá trong cùng một diện tích.

Với những khu vực có nhiều diện tích đất trũng lầy, chua phèn nếu cứ tiếp tục trồng và canh tác lúa thì sẽ không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, có thể sử dụng những vùng đất phèn, hoang hóa, trũng lầy này để đào ao trồng sen kết hợp thả cá sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Việc trồng sen không quá khó và cũng không tốn quá nhiều thời gian và công sức để chăm bón. Tuy nhiên nó lại chiếm một diện tích đất trồng lớn. Để tận dụng được lớp đất, lớp nước dưới sen bạn có thể thả cá để tăng nguồn thu nhập. Mô hình trồng sen kết hợp thả cá có thể cho thu nhập cao gấp 5 đến 7 lần so với trồng lúa và nhiều lần so với các loại cây trồng khác.

Hiện tại sen cũng rất dễ bán, các thương lái tìm đến thu mua tận nơi. Đầu vụ giá sen hạt khoảng 40-50 ngàn đồng/ kí, cuối vụ khoảng 25 ngàn đồng/ ký. Có thể tính ra 1 ha trồng sen có thể thu lời lên đến 80 triệu đồng/ năm. Chưa kể đến việc kết hợp nuôi cá trong hồ sen.

Cách trồng sen tốt để có thể kết hợp thả cá?       

Sen là loại cây dễ trồng, tỷ lệ hao hụt rất thấp lại tốn ít công chăm sóc. Bạn chỉ mất phí đầu tiên cho lần xuống giống, sau đó chỉ cần chăm sóc, bón phân tới mùa là có thể thu hoạch. Sen được trồng 1 vụ/ năm, bắt đầu từ tháng 2 và sau 4 đến 6 tháng là có thể thu hoạch. Sen thường nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8.

Cây sen thích nghi với nhiều loại đất nhưng cũng cần lớp đất canh tác có dày với nguồn nước ngọt có độ pH trung tính thì năng suất hạt sẽ đạt cao nhất. Đất nhiễm mặn thì cây sen không thể phát triển được. Để trồng sen cho năng suất cao, trước khi trồng bạn cần làm vệ sinh ao, bắt ốc bươu vàng, cá rô phi (những loại này thường ăn các nhánh sen non mới ra) và cày, xới, bừa đất bằng phẳng rồi mới bơm ngập nước 20-30 cm. Dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn trình tự trồng sen để đem lại năng suất cao.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

  • Chọn giống cây:

Hom sen giống là những ngó sen được mọc từ rể lan xa khỏi gốc mẹ, đã phát triển thành bụi sen và có 2-3 lá non mới phát triển, nên chọn những hom sen mọc khỏe và có cùng kích thước để trồng. Sau khi bứng thì ngâm hom sen trong nước từ 1-3 ngày rồi đem trồng dần, khi trồng thì ghim gốc hom sen sâu trong đất và cho lá trải trên mặt nước (nếu để nước ngập lá thì sen sẽ chết) và chú ý không để cuốn lá sen bị vặn dây.

  • Mật độ trồng sen:

Có thể trống sen thành hình ô vuông, mỗi gốc sen cách nhau 2 – 2,5m, hoặc hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m. Một ha trồng từ 2.000 – 2.500 bụi sen là vừa, không nên trồng dày sau này sen lớn sẽ không đủ diện tích phát triển, năng suất sẽ không cao.

Sau khi trồng khoảng 20 ngày thì bơm nước vào ao sen để sen phát triển và thả cá (lượng nước 60-70cm) và sau 1 đến 2 tháng thì lá sen sẽ trải rộng khắp mặt ruộng, khoảng 60-65 ngày ruộng sen bắt đầu ra hoa, sau đó gương sen phát triển và chín hạt.

  • Bón phân

Sau khi trồng sen khoảng 1 tháng thì bón phân lân để kích thích ra rễ nhanh (lượng phân bón khoảng 10kg/ sào). Trồng sen được 2 tháng thì tiến hành bón phân NPK để kích thích sen đẻ nhánh (lượng phân bón khoảng 10 – 15kg/ sào).

Đến thời điểm sen phát triển đều mặt ruộng và ra hoa bói thì tiếp tục bón phân Kali và NPK (lượng phân bón từ 7 đến 10kg Kali và 10 đến 15kg NPK/ sào). Sau khi thu hái lứa bói đầu tiên thì tiếp tục bón thêm một lần nữa với lượng phân tương tự như trên.

Cuối cùng, tại thời điểm bắt đầu thu hoạch thì phải chú ý kiểm tra để phát hiện sâu ăn lá và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình trồng và chăm sóc sen cần tăng cường thêm lượng phân chuồng ủ và phân hữu cơ để tăng chất lượng cho sen.

  • Các loại sâu bệnh

Trước và sau khi ra hoa cây sen dễ bị nhện đỏ và bọ trĩ gây hại, chúng thường bám trên cuống lá, hoa và chích, hút làm lá nhăn nheo, teo lại. Nếu nặng hơn sẽ làm khô lá, hoa dẫn đến cây sen kém phát triển làm cho năng suất thấp. Lúc này bạn nên phun các loại thuốc như Trebon, Regent, Ortus phun vào cuống và mặt dưới lá vươn cao khỏi mặt nước.

Giai đoạn sau ra hoa cây sen dễ bị sâu xanh và sâu ăn tạp cắn phá trên những lá vươn lên khỏi mặt nước, lúc này nên dùng thuốc trừ sâu sinh học để trừ sâu, không nên phun nhiều lần cùng một loại thuốc đễ gây ra kháng thuốc. Khi cây đã ra hoa vào giai đoạn thu hoạch thì cần hạn chế các loại thuốc hóa học. Vào cuối vụ cây sen dễ bị bệnh rĩ sắt, vi khuẩn tấn công nên tùy theo bệnh mà chọn loại thuốc thích hợp.

Nên nuôi cá gì trong hồ sen thì phù hợp?

nuoi-ca-gi-trong-ho-sen

Hiện nay có rất nhiều loại cá có thể nuôi và cho năng suất cao. Tuy nhiên, để nuôi kết hợp được trong hồ sen thì nên chọn những loài cá nào thì phù hợp để cả cá và sen đều có thể phát triển tốt và cho năng suất cao. Chúng ta hãy cùng tham khảo một vài loài cá và những đặt tính riêng của từng loài được giới thiệu dưới đây nhé.

Nên nuôi cá trắm trong hồ sen

Hiện nay, nuôi cá trắm thả ghép với mật độ thưa trong các hồ sen để tận dụng nguồn thức ăn là ốc trong ao, cũng như làm một quá trình làm sạch ốc trong ao để chuẩn bị cho vụ sen mới. cá trắm rất nhạy cảm với điều kiện môi trường xấu vì vậy khi thả cá cần vệ sinh hồ và thả cá với mật độ thưa. Nếu nuôi ghép nhiều loại cá thì mật độ những loài cá khác phải thấp. Kích cỡ cá trắm khi thả trung bình là 0,48 kg/ con, cỡ nhỏ nhất là 0,03kg/ con.

Cá trắm sống ở tầng nước giữa, thức ăn ưa thích của cá trắm là ốc, cỏ, lá, rau ,bèo ngoài ra có thể bổ sung thêm ngô, cám, gạo hoặc thức ăn viên dang công nghiệp. Trong ao nuôi cứ 40 kg cỏ non thì sẽ làm tăng trọng được 1 kg cá trắm cỏ và phân của cá trắm cỏ thải ra cũng sẽ làm tăng 0,5 kh cho các khác.

Nên nuôi  cá rô phi

Cá rô phi sống ở tầng giữa và tầng đáy, là loại cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các loại phân trâu, bò, lợn, gà ngoài ra cá cũng có thể ăn được bèo, tinh bột và các loại thức ăn tổng hợp.

Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi khi cho ăn cám ủ men cao hơn so với cám không ủ men. Trong thành phần thức ăn nuôi cá rô phi cũng chỉ nên phối chế cám với mức 30-40%, ngoài ra cần bổ sung thêm các thành phần khác như: bột đậu tương, bột cá….

Cho ăn 2 lần/ ngày với lượng thức ăn từ 1,5 đến 2% trọng lượng cá (đối với cá lớn) và 6-7 lần/ ngày với lượng thức ăn 5% trọng lượng cá (đối với cá nhỏ). Không sử dụng các loại cám tổng hợp có hàm lượng Protein dưới 30%.

Nên nuôi cá chép trong hồ sen

Cá chép sống ở tầng đáy, có khả năng chịu được sự thay đổi của môi trường khắc nghiệt, chúng ăn động vật đáy là chính. Cá chép có thể ăn các loại thức ăn đa dạng như ngô, đậu, thóc đã nấu chín, các loại bã đậu, bã rượu và thức ăn công nghiệp. Cá chép thường được nuôi với tỷ lệ 5-10%.

Nên nuôi cá mè

Cá mè sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa, thức ăn chủ yếu của chúng là sinh vật phù du, trong đó thực vật phù du chiếm 60 – 70%, ngoài ra cá mè còn ăn được các loại ngũ cốc.

Có nên nuôi kết hợp nhiều loại cá trong cùng một ao sen?

Sự kết hợp ghép các loài cá nuôi với tỷ lệ ghép hợp lý sẽ tận dụng tối ưu nguồn dinh dưỡng tự nhiên có trong ao, dễ dàng xử lý ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả hệ thống thông nuôi. Trong ao nuôi cá thường nên kết hợp thêm từ 2 đến 3 loài để có thể sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong các tầng nước.

Nuôi ghép nhiều loài cá có đặc tính ăn khác nhau và sống ở tầng nước khác nhau trong cùng một hồ sẽ có thể tận dụng được hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước đồng thời có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng nhờ vậy mà có thể làm tăng năng suất cá nuôi.

Nhưng cũng tùy vào điều kiện ao nuôi và khả năng đầu tư mà chọn một loài làm đối tượng nuôi chính trong ao, đặc biệt là những loại có khả năng chịu đựng được sự thay đổi bất lợi của môi trường.

Lưu ý khi nuôi cá trong hồ sen để tăng năng suất và chất lượng?

  • Chất lượng cá giống: Nên mua cá giống tại những trang trại sản xuất cá giống có uy tín và đảm bảo cá sạch bệnh, cơ thể khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát, phản xạ nhanh với tiếng động, toàn thân trơn bóng, không bị rách vây, tróc vây, khô mình hay mất nhớt.
  • Cỡ cá: Tùy thuộc vào từng loại cá, thời gian nuôi và điều kiện ao nuôi mà chọn những cỡ cá giống khác nhau. Đối với những ao nuôi lớn, thời gian nuôi dài thì có thể thả cá nhỏ. Còn với những ao nhỏ, khó nuôi và thời gian nuôi ngắn thì nên chọn thả các lớn.
  • Mùa vụ thả cá giống:

Có 2 vụ thả nuôi chính là tháng 2 đến tháng 3 (còn gọi là vụ xuân) và từ tháng 8 đến tháng 9 (còn gọi là vụ thu). Mùa vụ thích hợp nhất là vụ xuân vì cá sẽ có nhiều thời gian thuận lợi để sinh trưởng. Cá thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát và trước khi thả cần theo dõi thời tiết để tránh không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc hay mưa, bão, lũ.

  • Xử lý cá giống trước khi thả

Trước khi thả cá giống nên tắm cho cá bằng nước muối ăn (NaCl) với nồng độ 3%. Bạn có thể dùng thùng, bể có dung tích 100-200 lít chứa nước sạch, hòa tan muối trong nước đạt đến nồng độ 3%, sau đó dùng vợt để tắm cho cá từ 10-15 phút.

Chú ý khi thả cá xuống ao để đảm bảo an toàn cho cá cần cân bằng nhiệt độ trong ao và túi chứa cá giống (nhất là vào những mùa hè, các vận chuyển đường dài). Những trường hợp này bạn có thể ngâm túi cá giống xuống ao tầm 5 đến 10 phút và khi thả thì mở dây buộc túi, dùng 2 tay ấn dìm cửa miệng túi xuống ao để nước ao từ từ tràn vào túi, khi thấy cá có thể bơi ngược dòng nước hì mới thả cá ra ao. Nên thả các từ đầu gió để cá nhanh phân tán ra ao.

Khi bắt tỉa xong thì thả thêm cá giống vào để nuôi. Theo kinh nghiệm từ nhiều hộ dân thì ao nuôi nên nuôi thêm 1% giống cá lóc, vì cá lóc sẽ ăn hết những con cá còi yếu, cá bệnh, cá chết có trong ao để cho ao khỏi bị ô nhiễm. Cá lóc cũng chậm lớn hơn so với những giống cá khác nên sẽ không lo chúng ăn các loại cá khác.

Ngoài những lưu ý ở trên thì khi nuôi cá kết hợp trồng sen thì bạn cũng cần chú ý những điều sau:

  • Không dùng các loại phân hữu cơ, ure, thuốc kháng sinh để cho cá ăn và phòng trị bệnh trong suốt quá trình nuôi vì đây chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và gây bệnh cho cá.
  • Định kỳ 1 tháng 3 lần có thể cho cá ăn tỏi để phòng trị bệnh nấm, đen đầu, đốm đỏ, lở loét hoặc cây cỏ mực, cây chó đẻ để phòng trị bệnh đường ruột. Tất cả các nguyên liệu tỏi, cây chó để, cây cỏ mực xoay nhuyễn sau đó trộn với cám rồi cho cá ăn. Liều lượng dùng để phòng bệnh: 0,2 kg tỏi/ 10 kg cám, liều trị bệnh 0,5 kg tỏi/ 100 kg trọng lượng cá.
  • Khi thấy cá nổi đầu, màu nước xanh và đặc hơn bình thường thì tiến hành làm giảm lượng thức ăn và thay nước (thêm 1/3 lượng nước mới). Khi nước bị váng vàng thì dùng vôi cục hòa tan, để qua đêm rồi lọc bỏ phần cặn, lấy phần nước vôi trong té khắp mặt ao.

Biện pháp xử lý các bệnh khi nuôi cá trong hồ sen 

Tất cả những loài vật nuôi đều có thể mắc bệnh và cá cũng không phải là một ngoại lệ. Vì vậy, để giúp bạn giảm bớt khó khăn trong việc nuôi cá trong hồ sen, sau đây sẽ liệt kê một số bệnh thường gặp phải để có biện pháp phòng tránh và trị bệnh.

  • Bệnh mốc nước: bệnh này xảy ra ở hầu hết các loài cá như cá chép, cá trắm, cá mè…Khi bị bệnh trên da cá lúc đầu sẽ có các vùng trắng xám, sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông. Cá bị bệnh này thường bơi lội bất thường, cọ xát xung quanh làm tróc vảy, tạo nhiều điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi thấy cá bị bệnh này có thể dùng Methylen 2-3g/m3, KMnO4 1-2g/m3 tạt xuống ao và lặp lại 2 lần trong 1 tuần.
  • Bệnh Streptocosis: bệnh này thường xảy ra đối với một số loại cá như: cá chép, cá rô phi. Khi mắc bệnh này màu sắc cá sẽ chuyển dần qua đen tối, mắt cá lồi, đục, xuất huyết ở các vây, nắp mang, bơi lội không bình thường. Bệnh ở mức cấp tính gây tỉ lệ cá chết cao. Đối với bệnh này cần sử dụng thảo dược TD3 và các vitamin tổng hợp trộn vào thức ăn hằng ngày cho cá để tăng sức đề kháng và hạn chế tác nhân gây bệnh lây lan, bùng phát lớn.
  • Bệnh trùng mỏ neo: Bệnh này gặp nhiều trên cá trắm cỏ, cá mè, cá chép… các vi khuẩn kí sinh trên da, vẩy, mang. Cá mắc bệnh này thường kén ăn, dị hình, trên mình có những vết màu đỏ, một số vi khuẩn còn kí sinh trong miệng làm miệng cá sưng lên không mở ra được. Khi gặp phải bệnh này có thể dùng lá xoan 0,4-0,5kg/m3 nước, bón vào ao nuôi để tiêu diệt kí sinh trùng.
  • Bệnh đốm trắng: Bệnh thường xảy ra ở cá chép, cá mè, cá trắm. Cá khi mắc bệnh này sẽ bơi nổi thành từng đàn trên mặt nước, quẫy nhiều do ngứa. Trên da, mang, vây có nhiều trùng bám thành những hạt lấm tấm rất nhỏ màu trắng đục. Khi gặp phải bệnh này có thể dùng Formalin để phun xuống ao mỗi tuần 2 lần với nồng độ 150-200ml/m3 rồi sau đó thay nước.

Bài viết nuôi cá gì trong hồ sen phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao? không chỉ hướng dẫn cho bạn những loài cá có thể nuôi được trong hồ sen mà còn mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để trồng sen, nuôi cá thích hợp nhằm tăng năng suất nuôi trồng và tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Giới thiệu nhà vườn chuyên cây cảnh đẹp độc lạ xem tại https://hoacanhquangvy.com