Tuesday, 16 Apr 2024
Thông Tin Ngân Hàng

Ngân hàng SCB Có Uy Tín Không, Có Nên gửi tiết kiệm, vay không?

  • Bạn đang muốn gửi tiết kiệm ngân hàng SCB ở gần nhà
  • Bạn không biết đây là ngân hàng gì, có uy tín hay không?
  • Bạn cũng không biết ngân hàng có lừa đảo và phá sản hay không?

Chúng tôi sẽ cùng bạn đi giải đáp tất cả các thắc mắc này để đưa ra đánh giá khách quan nhất về ngân hàng SCB trước khi yêu cầu mở một sổ tiết kiệm tại đây nhé. Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?

Ngân hàng SCB là tên viết tắt của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn, tên gọi tắt là ngân hàng Sài Gòn. Tên giao dịch quốc tế là Sai Gon Joint Stock Commercial Bank. Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động chính thức theo quyết định của nhà nước vào ngày 26/12/2011 và sở hội chính tại số 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp. HCM.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Tính đến ngày 27/11/2018, tổng số vốn điều lệ của Ngân hàng SCB là 15.231.688.100.000 đồng và là ngân hàng thương mại cổ phần được xếp vào dạng uy tín trong số các ngân hàng đang cùng hoạt động tại thị trường ngân hàng Việt Nam. Hiện ngân hàng đang có 239 điểm giao dịch toàn quốc và đang dần mở rộng mạng lứa kinh doanh của mình.

Sản phẩm chính được cung cấp bởi ngân hàng SCB chính là gửi tiết kiệm ngân hàng và các gói vay vốn tín chấp, thế chấp tài sản. Tốc độ tăng trường của SCB trong những năm gần đây luôn được đánh giá cao và minh chứng là số lượng khách hàng lựa chọn dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng ngày ngày một gia tăng.

Phương châm hoạt động của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là cố gắng trở thành một ngân hàng bán lẻ, đa năng và hiện đại hàng đầu tại Việt Nam với việc lấy khách hàng là trọng tâm, sự minh bạch trong kinh doanh, và không ngừng đổi mới sáng tạo để nâng tầm giá trị và chất lượng dịch vụ của mình.

Bạn có thể liên hệ với ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – SCB bằng các cách sau:[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

  • Hội sở chính của SCB 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp. HCM
  • Địa chỉ các chi nhánh SCB trên toàn quốc xem tại https://www.scb.com.vn/vie/pages/web_network
  • Điện thoại đường dây nóng 1800545438 – 19006538
  • Gmail: [email protected]
  • Facebook: SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng SCB có tốt không?

Với số vốn điều lệ siêu lớn là 15.231.688.100.000 đồng và đang tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới thì chúng ta có thể tạm thời yên tâm về các sản phẩm, dịch vụ tài chính tín dụng được cung cấp bởi ngân hàng TMCP Sài Gòn. Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ khách hàng lựa chọn gửi tiền ngân hàng SCB đang này một tăng mạnh.

Cụ thể là chỉ trong nửa đầu năm 2019 vừa qua, tỷ lệ khách hàng gửi tiết kiệm tại SBC đã vượt 295 so với cùng kỳ năm trước đưa thu nhập lãi thuần trên 4.500 tỷ đồng. Và để thu hút sự chú ý của khách hàng, SCB đang tiếp tục điều chỉnh mức lãi suất của mình cụ thể là giảm lãi suất cho vay và tăng lãi suất huy động tiết kiệm.

ngan-hang-scb-pha-san
Lãi suất ngân hàng SCB cao hay thấp?

Trong đó, các gói tiết kiệm được thực hiện tại SCB được xem là có lợi nhất cho khách hàng khi so sánh với các ngân hàng lớn khác. Loại tiền tiết kiệm phong phú bao gồm ở tiền Việt, tiền EURO và tiền Đô la. Trong đó, các gói tiết kiệm ngoại tệ được ngân hàng trả lãi suất từ 1,5% và điều này sẽ không thể có ở bất cứ ngân hàng nào khác kể cả đó là các ngân hàng siêu lớn.

Chỉ khi bạn đã từng tham gia các dịch vụ của ngân hàng, trải nghiệm chúng thì bạn mới biết được độ uy tín của SCB là như thế nào và bạn sẽ biết ngân hàng SCB liệu có thể lừa đảo hay không. Và những gì bạn nhận được sẽ gồm:

  • Trải nghiệm các dịch vụ tài chính tín dụng chuyên nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại nhất.
  • Được phục vụ tận tình chu đáo, tư vấn kỹ lưỡng về các giải pháp tài chính đảm bảo mang lại lợi ích nhiều nhất cho bản thân.
  • Luôn được SCB đồng hành, tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ thông tin và đáp ứng toàn bộ các yêu cầu 24/24 để có những sự hòa đồng tốt nhất giữ khách hàng và ngân hàng.
  • Hưởng các chương trình ưu đãi, khuyến mại về lãi suất, quà tặng theo các gói dịch vụ cũng như theo nội dung hoạt động của ngân hàng đề ra trong từng thời kỳ nhất định…

Ngân hàng SCB có lừa đảo không?

Trên Fanpage của SCB có phát đi cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi, để khách hàng có thể lường và phòng tránh được. Cụ thể như sau: ”

Cảnh giác khi có người yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ, tài khoản, eBanking (số thẻ, mật khẩu, mã OTP…)

Đối tượng lừa đảo mạo danh công an, cán bộ, cơ quan chức năng, nhân viên bưu cục… liên hệ uy hiếp, đe dọa, thông báo nghi ngờ bạn có liên quan đến bưu phẩm là hàng cấm hoặc có các hành vi vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật.
Các đối tượng lừa đảo yêu cầu bạn hợp tác xác minh thông tin tài chính hoặc hợp tác chứng minh không vi phạm bằng một trong các thủ đoạn sau:

– Yêu cầu chuyển khoản vào tài khoản khác hoặc yêu cầu cung cấp thông tin dùng để giao dịch như (tài khoản eBanking, mật khẩu, mã OTP…) để thực hiện chuyển khoản đến một hoặc nhiều tài khoản để xác minh.
– Yêu cầu bạn mở một tài khoản mới do chính bạn đứng tên nhưng số điện thoại giao dịch là số điện thoại của kẻ lừa đảo.

Mạo danh con cháu hay người quen thông qua Facebook/Zalo hoặc tin nhắn điện thoại để tạo tình huống khẩn cấp, yêu cầu bạn chuyển tiền bằng cách truy cập vào trang web/đường link được gửi qua tin nhắn.

Đường link/website có giao diện/tên miền gần giống trang web giao dịch ngân hàng hoặc một tổ chức thanh toán.
Khi bạn thực hiện đăng nhập vào bao gồm thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP… đối tượng lừa đảo sử dụng thông tin này để trục lợi.

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin để nhận giải thưởng từ chương trình khuyến mãi hoặc nhận tiền từ nước ngoài gửi về.
Đối tượng lừa đảo yêu cầu bạn truy cập và cung cấp thông tin người nhận tiền thông qua trang web/đường link giả mạo. Khi truy cập vào, bạn phải đăng nhập thông tin eBanking/cung cấp thông tin thẻ… Từ đó, đối tượng lừa đảo đánh cắp thông tin để thực hiện chuyển tiền 24/7 đến tài khoản khác để trục lợi.

Lợi dụng thương hiệu SCB, một số đối tượng thực hiện hành vi giả mạo các kênh thông tin SCB. Bạn cần nhận diện chính xác các trang thông tin của SCB để không bị đánh lừa.”

ngan-hang-scb-lua-dao-khong

Lưu ý: các trang thông tin chính thống của SCB:

Ngân hàng SCB có phá sản, vỡ nợ hay không?

Đây lại là một nội dung được khách hàng quan tâm nhất là những người muốn lựa chọn gói tiết kiệm ngân hàng. Điều này khá dễ hiểu bởi một khi ngân hàng phá sản thì việc lấy lại số tiền tiết kiệm sẽ là rất khó (nhưng không phải là không thể). Và điều này đặc biệt quan trọng đối với những người muốn gửi tiết kiệm với số tiền lớn hơn số tiền bảo hiểm mà mình sẽ nhận được khi có rủi ro phát sinh là 75 triệu.

Trên thực tế, đã có không ít các ngân hàng đã bị phá sản và đóng cửa. Tuy nhiên, chúng ta có thể để ý thấy một điều ra số các ngân hàng SBC hay các ngân hàng khác bị phá sản đều là các chi nhánh nhỏ của ngân hàng. Nguyên nhân phá sản đều do hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả cho toàn bộ hệ thống.

Khi này, các ngân hàng sẽ quyết định giải thể chi nhánh đó để tiết kiệm tiền vận hành. Vậy nên, chúng ta sẽ không thể coi một chi nhánh ngân hàng phá sản, vợ nợ đồng nghĩa với ngân hàng sập hoàn toàn nhé. Và bạn có thể yên tâm rằng khi bạn gửi tiết kiệm ở ngân hàng mà ngân hàng đó bị phá sản thì bạn vẫn sẽ được hoàn lại tiền.

  • Thứ nhất là cơ quan chức năng sẽ chi trả cho bạn số tiền bảo hiểm tiền gửi là 75 triệu đồng cho mỗi khách hàng bất kể bạn gửi nhiều hay ít tiền.
  • Tiếp theo bạn sẽ nhận được phương án hỗ trợ lấy lại tiền gửi tiết kiệm sau khi ngân hàng nhà nước và cơ quan chức năng bán đấu giá tài sản theo các đối tượng ưu tiên.
  • Tiếp theo đó là ngân hàng phá sản sẽ không ảnh hưởng gì đến đánh giá điểm tín dụng của bạn nên bạn có thể yên tâm vay tiền trong tương lại nhé…

Xem cụ thểNgân hàng Phá Sản Đền Bù Bao Nhiêu? Tiền Gửi Có Nhận Lại được không?

Những lưu ý cần thiết khi lựa chọn ngân hàng SCB

Nói chung là trong kinh doanh thì rủi ro luôn có. Cho dù ngân hàng của bạn mạnh đến đâu và phát triển đến đâu thì vẫn có thể gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, với các ngân hàng thì việc phá sản thường sẽ khó xảy ra bởi sau đó luôn là các ông lớn chống lưng. Vậy nên, tạm thời bạn cứ hãy yên tâm khi lựa chọn SCB.

Nhưng hãy lưu ý về điều kiện để trở thành khách hàng của SCB sau:

  • Đối tượng khách hàng phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp dài hạn trong nước.
  • Không phân biệt trai gái nhưng độ tuổi phải từ 18 tuổi trở lên và có sức khỏe, tâm thần ổn định tại thời điểm tham gia dịch vụ sản phẩm tài chính.
  • Khách hàng có thể sử dụng tiền VNĐ, USD hay EUR nhưng cần lưu ý là số tiền tiết kiệm ban đầu phải là 50 nghìn VNĐ và 50 USD/ EUR.
  • Tham khảo cụ thể về mức lãi suất, hạn mức và thời gian tiết kiệm hoặc vay tiền ngân hàng SCB cũng như các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bản thân.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ như CMND, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu và các giấy tờ khác để đăng ký làm khách hàng của SCB nhanh nhất và dễ dàng nhất…

À còn có một lưu ý nữa là khách hàng có thể đồng thời gửi tiết kiệm và vay tiền tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn mà vẫn được phê duyệt nhé. Và để biết chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ tài chính tín dụng mà SCB đang cung cấp bạn hãy liên hệ với nhân viên tư vấn tài chính qua số 1800545438 – 19006538 để nhận hỗ trợ.

SCB là ngân hàng SaComBank

  • S: Sac
  • C: Com
  • B: Bank 

SCB nhiều người thường nhầm tưởng là 3 từ viết tắt của Sacombank. Hoàn toàn không nhé.

Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp chúng ta biết “Ngân hàng SCB Có Phá Sản Vỡ Nợ, Có Lừa Đảo Không”. Nếu bạn đang là khách hàng thân thiết của SCB đừng quên chia sẻ với chúng tôi cảm nhận thật của mình về ngân hàng này để cùng nhau đưa ra những lựa chọn phù hợp và an toàn hơn hẳn nhé.

Thông tin tham khảo hữu ích cho bạn: