Saturday, 20 Apr 2024
Hộ Chiếu

Thủ tục Làm Hộ Chiếu Passport Cho Trẻ Em Dưới 14 Tuổi 2024

Thủ tục Làm Hộ Chiếu Passport Cho Trẻ Em Dưới 14 được cấp theo hai giai đoạn khác nhau và cha mẹ sẽ có trách nhiệm thay trẻ làm việc đăng ký thông tin cá nhân. Chúng ta cùng tìm hiểu hồ sơ cần những gì và địa chỉ làm hộ chiếu passport để chủ động thu xếp giầy tờ để hoàn tất thủ tục xuất nhập cảnh cho trẻ này.

Hộ Chiếu Passport là gì?

Hộ chiếu có tên tiếng anh là Passport và đây là loại giấy tờ quan trong nếu như bạn muốn xuất nhập cảnh ở các nước khác nhau. Đây là loại giầy tờ tùy thân của chúng ta những phạm vi sử dụng rộng hơn so với chứng minh thư. Theo đó, hộ chiếu có thể sử dụng ngoài lãnh thổ Việt Nam với các nước được cấp trên Passport.

Trên Passport sẽ có những thông tin cá nhân cơ bản bao gồm:[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

  • Tên người đứng đầu hoặc thông tin về trẻ ghép chung hộ chiếu.
  • Số hộ chiếu tương đường với số định danh cá nhân của bạn và thường được bắt đầu bằng chữ B, C và 7 chữ số ngẫu nhiên. Dãy số này là duy nhất.
  • Số chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân mà bạn đang sở hữu theo đúng quy định.
  • Các thông tin cá nhân khác bao gồm ảnh nhận dạng, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính…
  • Nơi cấp hộ chiếu là Cục Quản lý Xuất nhập cảnh
  • Thời hạn hộ chiếu 5 năm hoặc 10 năm tùy từng loại hộ chiếu khác nhau.
  • Các trang để xác nhận thị thực hay là nơi để đóng dấu mỗi khi bạn xuất nhập

Nói để cho bạn dễ tưởng tượng hơn thì hộ chiếu hay Passport chính là quyển sổ và thày trò đường tăng vẫn hay sử dụng trong phim Tây Du Ký, chúng sẽ được dùng để đóng dấu vào đó tại mỗi nước mà bạn đi qua. Nếu ra nước ngoài mà thiếu giấy tờ này bạn được xem là xâm nhập bất hợp pháp và có thể bị bắt giam hoặc trả về nước đấy nhé.

Các loại hộ chiếu, Passport thường gặp ở Việt Nam

Hiện nay, hộ chiếu tại trong nước được phân ra thành nhiều loại. Mỗi loại sẽ được cấp theo các đối tượng khác nhau và mục đích sử dụng cũng sẽ không giống nhau. Chúng ta có thể bắt gặp các dạng hộ chiếu phổ biến sau:

Hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá (Popular Passport)

Đây là giấy tờ có ý nghĩa quốc gia do nước CHXHCN Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam. Hộ chiếu này có thể sử dụng thay thế cho chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân và dùng để làm giấy tờ kiểm tra xuất nhập cảnh tại các cảng hàng không, cảng hàng hải hay các biên giới đường bộ quốc tế.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Đối tượng và thời gian sử dụng hộ chiếu phổ thông này gồm:

  • Hộ chiếu phổ thông có màu xanh cấp cho công dân đủ 14 tuổi trở lên sẽ có hiệu lực sử dụng là 10 năm kể từ ngày được cấp.
  • Hộ chiếu phổ thông có màu xanh cấp cho công dân từ 9 đến 14 tuổi sẽ có hiệu lực sử dụng là 05 năm kể từ ngày được cấp.
  • Nếu bố mẹ muốn bổ sung con dưới 9 tuổi và hộ chiếu phổ thông thì hiệu lực của hộ chiếu sẽ cũng chỉ là 5 năm để từ ngày bổ sung thêm thông tin trẻ vào hộ chiếu.
thu-tuc-lam-ho-chieu-cho-tre-em-duoi-14-tuoi
Hộ chiếu, Passport cho trẻ em là gì?

Hộ chiếu công vụ màu xanh ngọc bích

Đây là dạng hộ chiếu, Passport đặc thù chỉ cấp cho một số đối tượng đặc biệt và chủ yếu là những người ra nước ngoài để thực hiện các công việc được phân phó bởi nước CHXHCN Việt Nam. Và đối tượng sử dụng hộ chiếu này sẽ được miễn miễn visa nhập cảnh và được ưu tiên cho thông hành trước những người khác.

Thời gian hộ chiếu là 05 năm. Hết thời gian quy định nếu còn đang công tác bạn sẽ được thay đổi hộ chiếu. Và Hộ chiếu công vụ màu xanh ngọc bích sẽ không được phép ghép theo trẻ nhỏ vào và nó chỉ sử dụng vào mục đích công việc, không dùng là hộ chiêu du lịch, vui chơi khác nhé.

Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ (Diplomatic Passport)

Đây là dạng giấy tờ dành cho các quan chức cấp cao và thường là những người hoạt động trong bộ máy chính phủ, nhà nước Việt Nam. Mục đích sử dụng là để thực hiện các công việc ngoại giao theo sự giao phó với thời gian sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.

Số lượng hộ chiếu đỏ này không nhiều và thường sẽ được cấp theo các cấp bậc lãnh đạo như chủ tịch  nước,bí thư, tổng bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ hay cơ quan thuộc Chính phủ… Các cập bậc lãnh đạo thấp hơn ở các địa phương sẽ không được sử dụng dạng hộ chiếu này nhé…

Thủ tục Làm Hộ Chiếu Passport Cho Trẻ Em Dưới 14 Tuổi

Hộ chiếu trẻ em dưới 14 tuổi là gì?

Theo quy định thì trẻ chưa đủ 14 tuổi vẫn có thể được cấp hộ chiếu và đây là dòng hộ chiếu phổ thông nhất mà nhà nước ban hành. Hộ chiếu cấp cho trẻ em có thể phân thành 2 giai đoạn sau:

>> Giai đoạn từ 0 tuổi đến dưới 9 tuổi có thể làm hộ chiếu riêng hoặc cấp chung vào hộ chiếu của bố mẹ hoặc người giám hộ. Tuy nhiên, khi trẻ đủ 14 tuổi sẽ bắt buộc phải tách hộ chiếu và điều này khá phức tạp nên bạn cần cân nhắc làm riêng hộ chiếu cho con em mình để sử dụng lâu dài nhất.

>> Giai đoạn từ 9 tuổi đến dưới 14 tuổi nhà nước sẽ yêu cầu cấp riêng hộ chiếu cho trẻ và sẽ cần có hồ sơ, giấy tờ và các thủ tục cơ bản để hoàn tất việc làm hộ chiếu cho trẻ.

Hộ Chiếu Passport Cho Trẻ Em có gì khác so với người lớn

Về cơ bản thì ý nghĩa và mục đích sử dụng hộ chiếu, Passport cho trẻ em tương đối giống vưới người lớn. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt mà chúng ta có thể dùng để nhận dạng hộ chiếu trẻ em và người lớn bao gồm:

  • Thời gian sử dụng hộ chiếu trẻ em là ngăn hơn so với hộ chiếu của người lớn đứng tên.
  • Hộ chiếu này không được gia hạn và thời gian là 5 năm kể từ ngày được cấp.
  • Trẻ em không cần có mặt khi làm hộ chiếu, cha mẹ và người giám hộ sẽ có trách nhiệm khai báo thông tin chính xác cho trẻ.
  • Trên hộ chiếu, Passport cho trẻ em dưới 14 tuổi sẽ để khuyết phần thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
  • Hộ chiếu, Passport cho trẻ em sẽ không thể khai báo, đăng ký làm online như hộ chiếu của người lớn…

Thủ tục làm hộ chiếu, Passport cho trẻ em dưới 1 4 tuổi

Nếu là lần đầu tiên làm hộ chiếu và là hộ chiếu độc lập cho trẻ dưới 14 tuổi thì bạn sẽ cần hoàn thành các bước cơ bản sau:

Hoàn thành tờ khai đăng ký làm hộ chiếu trẻ em

Tờ khai này sẽ có sẵn tại cơ quan công an nơi mà bạn chọn làm hộ chiếu và thường là công an tỉnh thành bạn đang sinh sống. Cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ sẽ có trách nhiệm hoàn tất các thông tin trong tờ khai này và ký tên thay sau đó dán ảnh của trẻ với kích thước 4x6cm tại vị trí yêu cầu.

Xin các nhận của công an

Sau đó, bạn mang tờ khai này đến công an xã, phương nơi mình sinh sống để xin dấu xác nhận của trưởng công an. Chú ý xin dấu giáp lai vào ảnh và tờ khai, nếu không có dấu giáp lai thì tờ khai này sẽ không được chấp nhận và bạn sẽ phải làm khai báo lại từ đầu.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ làm hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi

Hồ sơ làm hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi sẽ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai thông tin cá nhân có dấu của cơ quan công an.
  • Bản sao công chứng giấy khai sinh của trẻ, mang theo bản chính để đối chiếu.
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của bố mẹ hoặc người giám hộ
  • Sổ hộ khẩu bản gốc hoặc chứng thực phát lý hoặc số tạm trú tạm vắng…
  • 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm

Nộp hồ sơ tại cơ quan công an

Hồ sơ làm Hộ chiếu, Passport cho trẻ em dưới 14 tuổi và cả người lớn sẽ được tiếp nhận tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh/thành phố. Lệ phí làm hộ chiếu trẻ em 200.000 đồng/ trường hợp và bạn sẽ mất khoảng 8 ngày làm việc để nhận hộ chiếu cho con em của mình.

Nhận hộ chiếu cho trẻ

Ngày nhận  hộ chiếu sẽ có trong giấy hẹn của cơ quan công an. Đến ngày bạn chỉ cần mang giấy tờ này kèm theo chứng minh nhân dân của mình đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh để lấy hộ chiếu mà không cần mất thêm phí. Tuy nhiên, hiện nay để tạo điều kiện cho người dân thì hộ chiếu sẽ được gửi về tận địa phương hoặc gửi theo đường bưu điện nhé.

Thủ tục ghép hộ chiếu trẻ em vào với hộ chiếu người lớn

Điều kiện để ghép hộ chiếu cho trẻ vào hộ chiếu người lớn là hộ chiếu phải còn thời gian sử dụng ít nhất là 1 năm. Và bạn sẽ chỉ có thể yêu cầu bổ sung trẻ từ 0-9 tuổi vào hộ chiếu của mình. Hồ sơ cơ bản gồm:

  • Bản khai xin cấp hộ chiếu có xác nhận của địa phương
  • 02 ảnh hộ chiếu cho trẻ cỡ 3cm x 4cm
  • 02 ảnh hộ chiếu của cha, mẹ hay người giám hộ cỡ 4cm x 6cm
  • Bản sao giấy khai sinh có đóng dấu công chứng
  • Chứng minh thư/thẻ căn cước công dân của người lớn
  • Sổ hộ khẩu bản gốc hoặc chứng thực

Quy trình tiếp nhận và thời gian ghép hộ chiếu cho trẻ cũng giống như thủ tục làm Hộ chiếu, Passport cho trẻ em dưới 14 độc lập. Tuy nhiên, số tiền lệ phí sẽ cao hơn và được thu ở mức là 250.000 đồng mỗi lần nhé. Cách sử dụng hộ chiếu này cũng tương tự hộ chiếu phổ thông khác…

Thủ tục Làm Hộ Chiếu Passport Cho Trẻ Em Dưới 14 Tuổi” không hề phức tạp. Chính vì thế, chúng tôi khuyên cha mẹ nên đăng ký làm hộ chiếu riêng cho con em mình nếu như bé đã đến tuổi đứng tên hộ chiếu độc lập. Điều này không những giúp tiếp kiệm chi phí mà còn tránh khỏi những khó khăn trong việc tách hộ chiếu khi trẻ lớn lên. Và nếu thấy bài viết hay thì đừng quên chia sẻ ngay nhé.

Thông tin tham khảo hữu ích cho bạn: