Thursday, 28 Mar 2024
Kiến thức chuyên môn Tiền tệ

Tiền polymer Việt Nam được in ở đâu? Nước nào? Năm nào?

Tiền polymer Việt Nam được in ở đâu? Nước nào? Năm nào và tại sao không in nhiều tiền để phát cho dân chúng? Đây chính là câu hỏi được bàn tán nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Và nếu như bạn muốn biết cũng như hiểu rõ hơn về những đồng tiền polymer mà mình đang sử dụng hàng ngày thì đừng bỏ qua những chia sẻ sau của chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thú vị về những thồng tin này.

Giới thiệu về tiền polymer Việt Nam

Tiền polymer Việt Nam là loại tiền bằng chất liệu polymer do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành lần đầu vào năm 200. Tiền polymer có hình dáng khá giống tiền giấy truyền thống và nó có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ, được dùng làm vật trung gian trong mua bán và trao đổi hàng hóa.

Tiền polymer sản xuất năm nào

Tiền polymer Việt Nam có nhiều mệnh giá khác nhau và được phát hành bổ sung theo từng thời kỳ. Cụ thể là:[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

  • Tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng phát hành vào ngày 15 tháng 8 năm 2005
  • Tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng phát hành vào ngày 17 tháng 5 năm 2006
  • Tiền polymer mệnh giá 50.000 đồng phát hành cũng vào năm 2006
  • Tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng phát hành vào ngày 01 tháng 9 năm 2004
  • Tiền polymer mệnh giá 200.000 đồng phát hành vào ngày 30 tháng 8 năm 2006.
  • Tiền polymer mệnh giá 500.000 đồng phát hành vào ngày 17 tháng 12 năm 2003

Như vậy là hiện nay có 6 mệnh giá tiền polymer Việt Nam được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Trong tương lai, rất có thể Chính phủ sẽ cho ban hành các mệnh giá tiền polymer mới nhưng đó là tương lại rất xa. Còn hiện nay, 6 loại tiền polymer vẫn đang có giá trị ngang bằng với các mệnh giá tiền giấy tương ứng và sử dụng phổ biến trong cuộc sống.

Tiền tệ có chức năng gì

Việt Nam có in được tiền không

Với những tờ tiền giấy và tiền Polymer mà mọi người dùng hằng ngày, nhiều người thắc mắc tiền này được in ở đâu, có phải do Việt Nam in hay nước khác in? Thực ra tiền Việt Nam được xuất ra từ kho bạc Nhà nước Việt Nam nhưng được in ra từ đâu thì hiếm ai biết được. Và câu trả lời là được in từ nhà máy in tiền quốc gia Việt Nam, trụ sở đạt tại Phạm Văn Đồng, Hà Nội.

Nhà máy in tiền quốc gia Việt Nam hiện tại đang in 2 loại tiền đang lưu hành ở Việt Nam là tiền giấy cotton và tiền Polymer. Với giấy Cotton chỉ phát hành với mệnh giá 5 nghìn đồng trở xuống còn Polymer là mệnh giá 10 nghìn  đến 500 ngìn.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi Việt Nam có in được tiền không là Việt Nam in được tiền và tiền được in ở Nhà máy in tiền Việt Nam, được phát hành bởi kho bạc Nhà nước Việt Nam và lưu thông vào thị trường qua ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Tiền polymer Việt Nam in ở đâu

Tiền Polymer Việt Nam được lưu thông trên thị trường với các mệnh giá 10 ,20, 50,100, 200 và 500 ngìn. Tiền Polymer được in tại nhà máy in tiền Việt Nam đặt tại đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.

Chất liệu Polymer được đưa vào phục vụ in tiền Việt Nam vào năm 2003. Trước đó vào năm 1995, khi chất liệu Polymer được nhiều nước trên thể giới ưu tiên sử dụng do có nhiều tính chất vật lý tốt thì Việt Nam cử người sang Úc và Singapore để học hỏi kinh nghiệm về in tiền trên chất giấy nên Polymer.

Hiện nay, Nhà máy in tiền quố gia Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ về việc in tiền Polymer mà không cần hỗ trợ kỹ thuật từ Australia và tiền Polymer Việt Nam đang là loại tiền có độ bảo an cao khó mà làm giả.

Nước nào in tiền cho thế giới

Trên thế giới hiện nay vẫn có nhiều nhiều nước vẫn chưa có nhà máy in tiền riêng mà phải nhờ vào công nghệ in tiền của một số nước.  Hiện tại, các nhà máy in tiền lớn nhất cho thế giới đặt tại các nước sau:

  • Nhà máy in Trung Quốc
  • Nhà máy in tiền De La Rue nằm ở phía bắc Anh Quốc
  •  Gieseckec & Devrient của Đức
  •  Crane Currency ở Mỹ

Chính phủ các nước đặt in tiền sẽ ký kết với các nhà máy in tiền. Sau đó từ phía nhà máy in tiền sẽ có họa sĩ phác thảo tờ tiền theo như yêu cầu từ chính phủ nước đặt hàng, 2 bên thỏa thuận bản phác thảo và đồng ý thì nhà máy in tiền mới được phép in tiền. Sau khi in tiền, việc chuyển tiền về các nước đặt hàng được xem là bí mật và bảo vệ với nhiều phương thức.

Đặc điểm của tiền polymer Việt Nam

Tiền polymer Việt Nam do đơn vị duy nhất đứng ra phát hành chính là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Và số lượng tiền phát hành bị hạn chế để tránh lạm phát có thể xảy ra cũng như điều tiết kinh tế, thúc đẩy nhu cầu trao đổi hàng hóa có sử dụng tiền của dân chúng. Tiền polymer hiện nay được yêu thích hơn đồng tiền giấy truyền thống bởi nó có những đặc điểm sau:

>> Tiền polymer đẹp hơn loại tiền cũ: Màu sắc đẹp cũng như là chất liệu đẹp đã khiến cho 6 đồng tiền polymer được lựa chọn nhiều hơn trong các giao dịch đùng đến tiền. Bên cạnh đó, chất liệu polymer có khả năng thích ứng cao hơn với các thiết bị xử lý tiền như: máy ATM, máy đếm tiền, tuyển chọn tiền chuyên dụng. [content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

>> Độ bền cao hơn tiền giấy: Tiền polymer Việt Nam có độ bền cao hơn tiền giấy khi nó mang trong mình độ bền cơ học cao. Tiền ít bị rách, không bị nát khi vò và đặc biệt là không thấm nước. Viện Khoa học hình sự Bộ Công an đã chứng minh tiền polymer có độ bền cao hơn dòng tiền giấy truyền thống từ 3-4 lần bạn nhé.

>> An toàn với người sử dụng: Tiền polymer được phủ lớp véc-ni có khả năng chống ẩm cao, không bị dính bẩn trong quá trình sử dụng. Do đó, tiền cũng được xem là sạch hơn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng cũng như là môi trường, phù hợp với điều kiện khí hậu trong nước.

>> Chống tiền nhái, tiền giả cao hơn: Chất liệu polymer sẽ giúp nâng cao khả năng chống tiền nhái, tiền giả nhiều hơn so với tiền giấy. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng tiền, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đồng polymer Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt tiền thật giả chỉ bằng những cái chạm hay những đặc điểm nổi bật trên tiền.

tien-polymer-viet-nam-duoc-in-o-dau
Tiền polymer Việt Nam được in như thế nào?

Hướng dẫn cách nhận biết Tiền polymer Việt Nam thật giả

Khi sử dụng tiền polymer Việt Nam bạn không cần quá quan tâm đến việc đâu là đơn vị phát hành tiền cũng như là năm sản xuất tiền. Thay vào đó, bạn nên học cách phân biệt tiền thật và tiền nhái giả để có thể tránh nhận được tiền giả, tiền kém chất lượng nhất là khi thực hiện các giao dịch mua bán với số tiền lớn.

Bạn hãy học theo những gợi ý sau của chúng tôi.

Cách 1: Dùng tay vò đồng tiền

Tiền làm bằng chất liệu polymer thật thường có độ bền cơ học rất cao. Chính vì thế khi chúng ta dùng tay vo đồng tiền này bạn và thả ra sẽ thấy đồng tiền đàn hồi nhanh chóng, không bị nát. Tiền giả sẽ không thể đàn hồi lại như hình dạng ban đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng phép thử là xé ở một góc đồng tiền, nếu là tiền thật sẽ khó bị rách còn nếu là tiền giả thì sẽ rách ngay nhé.

Cách 2: Dùng ánh sáng để soi đồng tiền

Với một nguồn sáng bạn có thể biết đây là tiền polymer thật và đâu là tiền giả. Theo đó, khi có ánh sáng rọi vào tờ tiền thật sẽ hiện lên các hiện lên các bóng chìm một cách sắc nét và ăn khít với nhau. Người làm tiền giả khó có thể làm được điều này bạn nhé. Và một vài điểm bạn cần nắm bắt gồm:

  • Tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng đến 500.000 đồng khi soi dưới ánh sáng sẽ thấy chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Tiền polymer mệnh giá 00.000 đồng khi soi dưới ánh sáng sẽ thấy hình ảnh của chùa một cốt nhé.

Cách 3: Các yếu tố in nổi trên đồng tiền

Với tiền thật, khi dùng tay vuốt nhẹ trên đồng tiền bạn sẽ cảm thấy có độ nhám bởi tiền có các yếu tố in nổi ở các vị trí đặc trưng là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, quốc huy, dòng chữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và mệnh giá bằng số và bằng chữ. Còn nếu bạn cảm thấy tay của mình trơn lỳ thì tờ tiền được kiểm tra chắc chắn là tiền giả nhé.

Cách 4: Kiểm tra tiền thật bằng các ô trong suốt

Trên các đồng tiền polymer Việt Nam đều có một ô trong suốt ở góc đồng tiền. Chi tiết này có thể giúp bạn nhận biết tiền thật và tiền giả. Khi đưa cửa sổ trong suốt này tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ phát ra từ bóng đèn sợi đốt hoặc bật lửa…ta sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng và mỗi mệnh giá tiền sẽ có một hình ảnh đặc trưng riêng bạn nhé. Tiền giả sẽ không thấy có yếu tố này.

Cách 5: Dùng máy soi tiền

Máy soi tiền thường có ở các cửa hàng vàng bạc hoặc là các ngân hàng. Và để biết tiền polymer của bạn có phải là tiền giả hay không bạn chỉ cần đưa tờ tiền vào máy. Máy sẽ nhanh chóng cho ra kết quả hoặc không bạn có thể nhờ bên ngân hàng kiểm tra và đọc kết quả cho mình. Đây cũng chính là cách kiểm tra tiền polymer thật giả chính xác và nhanh chóng nhất nhé.

Xem thêm: Máy đếm tiền cảm ứng tốt nhất hiện nay

Vì sao ngân hàng không in thật nhiều tiền?

Chắc hẳn đây là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Và có lý do để ngân hàng không thể in tiền một cách tùy tiện bạn nhé. Theo đó, nguyên tắc phát hành tiền polymer Việt Nam là phải dựa trên dựa trên cơ sở trữ kim làm đảm bảo và cơ sở đảm bảo bằng hàng hoá. Việc tiền bị hạn chế phát hành về số lượng nhằm những mục đích sau:

– Bảo vệ giá trị của đồng polymer Việt Nam, đảm bảo tránh tối đa lạm phát, khi này, giá trị của đồng tiền sẽ cao hơn và cuộc sống của người dân đặc biệt là những người nghèo, người có thu nhập thấp sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

– Thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa có sử dụng đồng tiền làm trung gian cho các trao đổi mua bán. Và chính điều này sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh bền vững hơn.

– Ngân hàng cần phát hành tiền với hạn mức và số lượng quy định theo các chính sách tiền tệ trong và ngoài nước. Và dĩ nhiên, mỗi lần in tiền sẽ phải trải qua những khảo sát, đánh giá và các cuộc họp bàn giữa Ngân hàng, chính phủ và bộ tài chính nhé…

Còn nhiều vấn đề về tiền Việt Nam, bạn có thể xem chi tiết hơn tại website InfoFinance.vn 

Như vậy là bạn đã biết “Tiền polymer Việt Nam được in ở đâu? Nước nào? Năm nào?” rồi đúng không nào. Và chúng tôi cũng hy vọng rằng với những gì được chia sẻ bên trên có thể giúp bạn chủ động phòng tránh vấn nạn tiền giả, bảo vệ lợi ích của chính mình trong các giao dịch dùng đến 6 mệnh giá tiền polymer hiện nay nhé. Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng tiếc một lượt chia sẻ để người thân và bạn bè cùng nắm bắt nhé.

Thông tin tham khảo cho bạn: