Friday, 29 Mar 2024
Kinh Doanh

TTR là gì? Tìm Hiểu Các Phương Thức Thanh Toán Trong Xuất Nhập Khẩu

TTR và TR đều là những thuật ngữ khiến chúng ta có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa chúng, trong nội dung bài viết dưới đây Nganhang24h.vn sẽ  tư vấn cho các bạn về TTR là gì? Tìm Hiểu Các Phương Thức Thanh Toán Trong Xuất Nhập Khẩu. Mời các bạn cùng tham khả.

TTR là gì? phân biệt với TR

Trong kinh doanh hiện nay thanh toán quốc tế trở nên ngày càng phổ biến, không chỉ có những giao dịch trong nước mà để thúc đẩy nền kinh tế cần phải hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Nếu như chỉ kinh doanh trong nước thôi thì không thể phát triển một cách toàn diện được, vì vậy để có thể phát triển kinh tế trong thời đại hội nhập như ngày nay đòi hỏi cần có các hoạt động liên kết và giao thương với nhau giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TTR chính là tên viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement và nó được sử dụng trong các phương thức thanh toán L/C. Còn TT là một phương thức chuyển tiền bằng điện, nó vừa là một phương thức thanh toán không phụ thuộc vào bất kì một yếu tố nào và vừa có thể kết hợp với các phương thức thanh toán khác để có thể thanh toán các hợp đồng mua bán và giao dịch quốc tế.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Với phương thức thanh toán TTR khi mà người làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu chỉ việc đưa ra các chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật cho ngân hàng thì sẽ được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Ngân hàng sẽ có công văn hoặc bằng cách nào đó liên lạc và bồi hoàn cho bên phát hành LC.

Các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu?

Trước khi chúng ta đi tìm hiểu về các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những vai trò của phương páp thanh toán quốc tế chúng có những vai trò quan trọng như sau:

  • Quyết định hình thức thanh toán của 2 bên mua bán và sẽ nắm được thời gian thanh toán đúng hạn
  • Qua đó có thể hình thành được những quy định chung về những cách thức thanh toán và có thể hạn chế được những rủi ro về việc xa cách vị trí địa lý và có sự khác nhau về ngôn ngữ, phong tục cũng như những tập quán thương mại giữa các nước.
  • Việc sử dụng thanh toán quốc tế sẽ đảm bảo được tính chặt chẽ trong quan hệ mua bán và lấy nó làm căn cứ để truy xát các trách nhiệm khi một trong hai bên xảy ra các khiếu kiện cũng như tranh chấp trong quá trình hợp tác với nhau.

Các phương pháp thanh toán quốc tế cơ bản

Phương pháp thanh toán ghi sổ

Phương pháp thanh toán này nghe có vẻ khá lạ nhưng đó là nhà xuất khẩu mở tài khoản ghi nợ về những khoản tiền như tiền hàng và những dịch vụ đã cung cấp cho bên đối tác, qua đó bên xuất khẩu có thể quyết định thời hạn thanh toán hợp lý có thể bằng tiền hoặc séc.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Lúc này sẽ có 2 bên tham gia đó là bên nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Ngân hàng chỉ đóng vai trò mở tài khoản và thực hiện thanh toán đúng theo từng thời điểm mà 2 bên công ty đã có sự thỏa thuận trước đó.

Quy trình thực hiện được diễn ra như sau:

  • Nhà xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu
  • Nhà xuất khẩu ghi vào số nợ và có nhiệm vụ thông báo cho bên nhập khẩu số tiền cũng như ngày trả
  • Bên nhập khẩu có nhiệm vụ thanh toán đúng và đầy đủ số tiền cho bên xuất khẩu theo đúng hạn đã quy định trước đó
cac-phuong-thuc-thanh-toan-quóc-te
Các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức nhờ thu

Đây là phương thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho bên nhập khẩu sẽ tiến hành gửi các chứng từ cho ngân hàng để nhờ thu hộ tiền từ bên nhập khẩu. Với phương pháp này vai trò của ngân hàng cũng rất quan trọng, nằm giữa và đảm bảo an toàn cho cả 2 bên.

Các chứng từ nhờ thu bao gồm: chứng từ tài chính, chứng từ thương mại là các hóa đơn….

Phương pháp thư tín dụng

L/C là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành nhằm cam kết trả tiền cho bên xuất khẩu sau khi nhận được hàng, do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hoặc chứng từ đều được. Với quy trình thực hiện theo thanh toán L/C được diễn ra như sau:

Nhà xuất bản sẽ dựa vào hợp đồng ngoại thương đã mở tại L/C của ngân hàng cho bên nhà xuất khẩu hưởng, chỉ cần dựa vào yêu cầu của người hưởng bên ngân hàng nhập khẩu sẽ phát hành L/C.

Đồng thời ngân hàng đại diện bên nhà xuất khẩu cũng sẽ xác nhận L/C và gửi lại bản chính cho bên xuất khẩu, và căn cứ vào nội dung của L/C người xuất khẩu cần giao hàng đúng và đầy đủ cho bên nhập khẩu đúng theo quy định trong hợp đồng đã được kí kết trước đó.

Tiếp theo dựa vào bản hợp đồng đã kí bên xuất khẩu có nhiệm vụ giao hàng cho bên nhập khẩu và hoàn tất các chứng từ để gửi về ngân hàng. Sau khi nhận được đầy đủ các chứng từ hợp lệ ngân hàng sẽ tiến hành thông báo chuyển các chứng từ cho bên bộ phận nhập và kiểm tra, đúng thông tin sẽ chuyển tiền cho bên nhà xuất khẩu theo yêu cầu của bên nhập khẩu.

Phương thức thanh toán chuyển tiền

Với phương thức này người chuyển tiền sẽ là bên nhập khẩu viết giấy yêu cầu chuyển tiền và gửi cho bên ngân hàng đề nghị thanh toán cho bên xuất khẩu. Với giao dịch chuyển tiền này diễn ra khá nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian.

Lưu ý khi sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế

Trước khi kí hợp đồng người bán cần phải nắm được năng lực và tình hình kinh doanh của người mua, tránh trường hợp người mua không có đủ số tiền để trả, gây tổn thất cho người bán với những khoản nợ khó đòi.

Đối với người thụ hưởng cần tìm hiểu về ngân hàng và lựa chọn ngân hàng uy tín để mở L/C đây là điều vô cùng quan trọng. Đồng thời bên bán cần xem xét các điều kiện và yêu cầu sửa đổi nếu như L/C có những điều kiện chưa thực sự phù hợp.

Cần lập các chứng từ theo quy định trong L/C một cách chính xác và rõ ràng nhất và cũng cần phải quan tâm đến những hạn chế ngoại hối của người mua vì điều đó có thể ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền hàng.

Chúng tôi hi vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên về TTR là gì? Tìm Hiểu Các Phương Thức Thanh Toán Trong Xuất Nhập Khẩu sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về những phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu.

Xem thêm: