Friday, 19 Apr 2024
Cuộc Sống

Vàng Mã Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Gồm Có Những Gì?

Theo tín ngưỡng dân gian thì khi chuyển về nhà mới chúng ta sẽ phải cúng nhập trạch nhằm báo với báo với các vị thần linh và thổ địa rằng mình sẽ vào ở trong nhà đó. Và trong lễ cúng ngoài các vật phẩm cần thiết bạn sẽ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng về khoản vàng mã cúng nhập trách nhà mới. Và chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê danh sách những thứ vàng mã cần có của lễ cúng này để cùng mua sắm đầy đủ nhất nhé.

Lễ cúng nhập trạch là gì?

Theo quan niệm của người xưa thì mỗi vùng đất đều do các vị thần cai quản và đều có một thổ địa riêng. Chúng ta có thể vẫn thường nghe thấy câu hỏi đất có thổ công do đó nếu muốn chuyển đi hay chuyển đến một nơi nào khác thì việc làm lễ cúng để thông báo với thần linh là một điều không thể xem nhẹ.

Trong đó, việc cúng nhập trạch nhà mới là việc làm cần thiết mà các hộ gia đình phải làm trước khi dọn về ở trong ngôi nhà của mình mới mua hoặc mới xây xong. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá quan trọng và được truyền từ đời này sang đời khác với những ý nghĩa và mục đích tốt đẹp cho cuộc sống.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Lễ cúng nhập trách sẽ giúp bạn thông báo với thần linh, thổ địa ở vùng đất mới để xin phép cho mình đến ở với mong muốn họ phù hộ cho mình. Đồng thời, bạn cũng có thể xin chuyển ông bà tổ tiên, thần tài… đang được thờ cúng từ nhà cũ về nhà mới một cách suôn sẻ để được phù hộ độ trì.

Lễ cúng nhập trạch không quá cầu kỳ, dễ thực hiện và không hề tốn kém. Tuy nhiên, chúng ta nhất định cần tìm cho mình một ngày đẹp, giờ đẹp và chuẩn bị lễ ngại thật long trọng nhé. Vậy bạn đã biết làm lễ cúng nhập trạch như thế nào và chuẩn bị những gì cho buổi lễ này hay chưa?

Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng nhập trạch nhà mới

Vấn đề chọn ngày giờ cúng nhập trạch

Một ngày tốt sẽ cần có các yếu tố là ngày hoàng đạo, thuận lợi cho chủ nhà và hợp với bản mệnh của người đứng tên ngôi nhà thường là người chồng sẽ càng tốt. Và bạn có thể xem trên sạch vở, lịch vạn niên để tìm cho mình những ngày tốt, phù hợp trong tháng, trong năm để tiến hành lễ cúng nhập trạch nhà mới.

Một số người thường lựa chọn đến các thầy bói để xem ngày nào tốt ngày nào xấu cho việc cúng nhập trạch nhà mới. Tuy nhiên, chúng ta không nên tìn tưởng vào những điều này hoặc có tin nhưng chỉ ở mức độ nào đó thôi nhé bởi bản chất của việc xem bói vẫn là một hủ tục mê tín dị đoan mà xã hội đang kêu gọi bài trừ.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Cúng nhập trạch khi nào mới tốt

Thông thường, bạn nên lựa chọn cúng nhập trạch nhà mới từ sau tháng 8 âm lịch bởi đây là thời điểm tốt do khí hậu tốt, mát mẻ và khô ráo nên sẽ thuận lợi cho việc xây và chuyển đến nhà mới. Tuyệt đối không cúng nhập trạch về nhà mới vào tháng 7 âm lịch bởi đây là tháng cô hồn, không tốt cho việc chuyển nhà.

Bạn nên cúng nhập trạch trước khi chuyển vào ở nhà mới. Đó có thể là ngày đầu tiên mà bạn chuyển đồ đạc vào trong nhà. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình sẽ lựa chọn cúng nhập trạch nhà mới khi kê ban thờ vào trong nhà. Những đồ đạc thông thường có thể bố trí sau bởi nó không quan trọng lắm. Chỉ có ban thờ mới là nơi ngự của các vị thần linh và tổ tiên, thổ địa bạn nhé.

Nên lựa chọn cúng nhập trạch nhà mới vào sáng sớm sẽ là tốt nhất. Không lựa chọn thời điểm cúng nhập trạch quá muộn nhất là vào buổi tối và giữa trưa bởi rất có thể khi này bạn sẽ rước theo cả cô hồn dã quỷ vào trong nhà của mình.

Sam-vang-ma-cung-nhap-trach
Lễ cúng nhập trạch nhà mới diễn ra như thế nào?

Chuẩn bị lễ cúng nhập trạch nhà mới

Đồ lễ cúng nhập trạch nhà mới không cần quá cần kỳ, quá to tác nhưng cần đảm bảo đủ những đồ lễ cơ bản. Dĩ nhiên, bạn có thể sắm lễ tùy theo điều kiện kinh tế cũng như là nhu cầu của gia đình mình. Và hãy chú ý tìm mua, đặt mua và chuẩn bị tốt những vật lễ sau:

Phần lễ mặn

  • Gà luộc cả con
  • Xôi nếp
  • Rượu trắng
  • Tiền vàng
  • Trầu cau
  • Hoa tưới 2 bó
  • Mâm ngũ quả
  • Gạo muối
  • Hương nến
  • Y mã phục màu đỏ…

Chú ý, bạn chỉ cần chuẩn bị một phần lễ mặn nhé. Nếu gia đình bạn muốn bổ sung thêm các món mặn trong mâm lễ cũng được nhưng cần nhớ là không dùng đồ đã sử dụng, đã ăn hoặc để lâu ngày. Tuyệt đối không cho gia vị tỏi vào các món lễ mặn bởi đây là điều cấm kỵ bạn nhé.

Lễ cúng chúng sinh

Ngoài ra, nếu là lần nhập trạch nhà mới đầu tiên bạn sẽ cần chuẩn bị lễ cúng chúng sinh gồm những thứ sau:

  • 30 bộ Quần áo chúng sinh
  • 500-1.000 Vàng hoa cho chúng sinh
  • 1 nồi cháo trắng cùng 5 bát cháo trắng nhỏ
  • Hoa quả các loại
  • Bỏng ngô, oản, khai lang luộc, kẹo bánh, bim bim các thứ…

Chuẩn bị đồ dùng mang vào nhà

Bạn chưa nhất thiết phải mang hết đồ dùng của gia đình vào trong nhà. Tuy nhiên, trong lễ cúng chúng sinh, sau lễ cúng nhập trạch bạn sẽ cần mang Ấm đun nước,  Bộ ấm chén pha trà, Bếp đun đặt trước để đun nước,Xô đựng nước, Chổi mới, Gạo, Muối… Bởi những thứ này đều cần thiết cho cuộc sống và nó sẽ giúp cho bạn no đủ hơn sau khi về nhà mới. Cần chú ý đến việc kê bàn thờ bạn nhé…

Chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch nhà mới

Một trong những thứ quan trọng những thường bị bỏ qua đó chính là vàng mã nhập trạch nhà mới gồm những gì? Cái này sẽ có quy định chung và bạn chỉ cần ra các hiệu vàng mã hỏi mua đồ cúng nhập trách thì người bán hàng sẽ lập tức bán cho bạn những thứ sau:

  • 6 con ngựa có đủ mũ cờ kiếm giầy áo quần gồm các màu. Trong đó có 2 ngựa đỏ, 1 ngựa xanh, 1 ngựa tráng, 1 vàng và 1 tím.
  • Mua thêm 5 tập tào quan, 5 tập giấy tiền, 5 tập vàng lá, 5 loại cùng màu với ngựa để hóa ngựa theo màu nến.
  • 5 mũ, 5 lễ tiền vàng 5 màu và khi hóa vàng cũng cần theo quy định chung…

Nếu bạn không biết chuẩn bị vàng cúng nhập trách nhà mới tốt nhất là hãy nhờ các thầy chùa bày cách và bảo mua những thứ gì là cần thiết. Cần phải nhớ là luôn thành tâm cúng bái thì thần linh mới có thể phù hộ được bạn nhé.

Hướng dẫn cúng nhập trách nhà mới đơn giản

Khi đến ngày giờ đẹp bạn sẽ bắt đầu thủ tục cúng nhập trách nhà mới theo hướng dẫn sau:

  • Người vợ cầm theo một chiếc gương tròn để đi vào trong nhà đầu tiên và mở tất cả các cửa to nhỏ của nhà đồng thời bật hết điện sáng lên.
  • Sau đó người chồng sẽ mang bát hương và đặt trên bàn thờ đã được kê từ trước và chú ý là chân trái bước trước, chân phải bước sau.
  • Tiếp tục mang theo bếp còn đang cháy, nên lựa chọn bếp than đang cháy hoặc bếp ga du lịch đã bật sẵn lửa.
  • Thứ tự tiếp theo là mang vào nhà mới chiếu hoặc đệm đang còn được sử dụng, gạo, nước, muối, đồ tư trang có giá trị…

Tiếp theo là bạn sẽ sắp xếp mân lễ cúng nhập trách nhà mới theo thứ tự bát hương đặt chính giữa là thần linh, bên phải là gia tiên, bà cô nếu có đặt bên trái, Y mã phục đặt trên ban thờ nếu có diện tích hoặc trên chiếú hoặc bàn nhỏ trước ban thờ. Riêng lễ cúng chúng sinh có thể đặt trước cửa thậm chí là cổng của nhà bạn.

Tiếp theo là gia chủ sẽ đi  đổ đầy nước vào xô bởi đây là hành động tượng trưng cho của cải dồi dào. Sau đó sẽ đến các lễ cúng khác nhau theo thứ tự cúng thổ công trước, sau đó cúng an trạch nếu bạn xây nhà mới, tiếp theo là cúng cúng gia tiên cuối cùng sẽ là cúng chúng sinh

Sau đó bạn sẽ đợi khoảng 30 phút đến 1 tiếng và tiến hành hóa vàng mã với thứ tự vàng mã cúng nhập trạch trên ban thờ hóa trước và vàng mã ở dưới hóa sau. Trong lúc này bạn đồng thời đi rắc muối và gạo từ sân ra cổng nhà và đường đi nhé.

Những điều cần chú ý khi cúng nhập trạch nhà mới

Một điều cần chú ý là chỉ sau khi cúng thần linh và cúng gia tiên xong chúng ta mới được kê đồ đạc về đúng vị trí. Còn trước đó, dù có mang đồ vào trong nhà rồi nhưng chỉ mang tính tập kết thôi nhé. Và sau đó bạn có thể tổ chức lế bái tạ Thần Phật, các vị Thánh Thần và Tổ tiên.

Sau lễ nhập trách gia chỉ bắt buộc phải ở trong căn nhà đó. Nếu chưa có ý định dọn về ở ngày bạn cũng cần phải ngủ ở nhà mới ít nhất 1 đêm. Và một vài điều cấm kỵ khác bao gồm:

  • Không cúng nhập trạch nhà mới vào tháng cô hồn.
  • Không dọn về nhà mới khi đang có thai hoặc sắp sinh nở.
  • Không để cho người giúp dọn nhà mới cầm tinh con hổ bởi như thế là điểm không lành với quan niệm rước hổ về nhà.
  • Không để người khác cất thay tài sản quý mà phải chính gia chủ cất giữ để đảm bảo an toàn, tránh mất mát tài sản về sau.
  • Không được chuyển về nhà mới vào ban đêm bởi nó sẽ sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia đình nên nhiều người thường tránh
  • Cấm tắt điện khi về nhớ mới mà phải giữ sinh khí cho ngôi nhà bằng cách để điện, đốt lửa thì mới tốt cho về sau.
  • Tuyệt đối không đánh vỡ đồ, không làm đổ đồ khi chuyển về nhà mới sau lễ nhập trạch đặc biệt là vỡ gương và vỡ điếu cày, bát đũa.
  • Không cãi cọ hay xô sát khi chuyển về nhà mới kể cả là vợ chồng, con cái hay khách khứa đến chơi nhà.
  • Không mang đồ cũ khi nhập trách đặt biệt là chổi lau nhà hoặc chổi quét nhà cũ bởi đây đều là những vật không may mắn…

Như vậy là chúng ta đã biết “Vàng Mã Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Gồm Có Những Gì?” cũng như có cho mình cách cúng nhập trách cùng những lưu ý cần thiết khác khi về nhà mới. Và hãy nhớ rằng có thờ có thiêng, có kiêng có làng. Chính vì thế, bạn cần thật thành tâm khi làm việc này để thần linh và gia tiên có thể phù hộ cho bạn và các thành viên trong gia đình nhé.

Thông tin tham khảo dành cho bạn: