Thursday, 28 Mar 2024
Trang sức Vàng bạc

Vàng và Kim Cương Có Gì Khác Nhau và Cách Phân Biệt

Kim cương luôn được coi là thứ có giá trị và quý hiếm hơn vàng bạc. Điều này xuất phát từ đặc điểm tính chất của nó. Bởi việc khai thác kim cương thường tốn nhiều công sức và cần nguồn đầu tư lớn mạnh hơn vàng. Đồng thời bởi đặc thù ngành khai thác kim cương mang tính độc quyền. Cho nên không phải ai cũng được phép sản xuất, khai thác được một cách đơn giản, dễ dàng. Để thấy được đầy đủ về sự khác nhau giữa vàng và kim cương, hãy cùng nganhang24h đọc những thông tin dưới đây!

Vàng là gì?

Từ xa xưa, tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập thậm chí là cả các nước ở phương Tây. Người ta đã vô cùng xem trọng vàng, nó tượng trưng cho quyền lực, sự cao quý và sự giàu có. Đôi khi nó còn là nguyên nhân của những cuộc chiến khốc liệt. Cũng đồng thời là động lực để con người làm nên những chuyện lớn lao.

Vàng được người ta coi trọng đến vậy vì nó rất quý hiếm. Thông thường người đãi vàng phải đào được trung bình 10 tấn đất mới có thể thu được chưa đến một lượng vàng. [content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Vàng không giống như những kim loại tầm thường khác. Không có phản ứng oxi hóa quá mạnh mẽ, tức không gỉ. Không gây ngứa hay dị ứng cho da mà lại còn là vật phẩm tốt bảo vệ cơ thể. Vàng rất bền cho nên không bao giờ là nó mất đi giá trị và trở thành thứ bỏ đi cả. Bạn có thể mua vàng về cất trữ đến 5, 10 năm sau đem ra thị trường bán vẫn bình thường.

Ngày nay trang sức vàng lại được chế tác một cách mới mẻ và phong phú hơn. Ngoài sắc vàng truyền thống, người ta có thể làm ra các sản phẩm bằng vàng với màu sắc khác nhau. Bao gồm đen, lục, trắng, tím, hồng, đỏ, xanh,…

Tham khảo thêm: Vàng Có Ăn Được Không

Kim cương là gì?

Cách đây 2500 năm, trong các tôn giáo Ấn Độ, người ta đã biết sưu tầm và sử dụng một loại đá quý. Đó chính là viên kim cương có màu sắc vô cùng lộng lẫy, kiêu sa. Trong tiếng Hy Lạp người ta gọi kim cương là Amas, tương đương với ý nghĩa là không thể nào phá hủy được. Từ đó ta cũng liên tưởng được phần  nào về độ bền của nó.

Bên cạnh đó, kim cương còn là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị hoàn hảo của một loại khoáng sản. Loại khoáng sản này ban đầu không tự nhiên mà có. Chúng được hình thành trong quá trình lâu dài, chịu tác động của tự nhiên, môi trường. Đó là khi carbonate hay thực vật bị vùi lấp có chứa cacbon, trải qua nhiều năm chúng trở thành các loại than đá, than bùn,… [content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Đến giai đoạn nhất định, tức là đủ điều kiện áp suất và nhiệt độ thì sự liên kết cácbon khác diễn ra, dẫn đến hình thành kim cương. Kim cương có cấu trúc hóa học dạng tinh thể lập phương, độ cứng đạt mức tối đa trên thang Moh 10 trên 10.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không nhắc tới vẻ đẹp của nó. Chính độ trong suốt, sáng bóng và bền vững của kim cương mà chúng rất được ưa chuộng để làm trang sức. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra để mua chúng không hề nhỏ, thậm chí phải gọi là quá xa xỉ.

Tham khảo thêm: Kim cương có dẫn điện được không

Điểm khác nhau giữa kim cương và vàng? Làm sao để phân biệt?

Tính chất vật lý, hóa học

Như chúng ta đã nói, kim cương có độ cứng là 10 trên 10 trong thang tiêu chuẩn. Còn vàng được mệnh danh là kim loại mềm, dễ dát mỏng. Cho nên nói về độ cứng thì vàng lại có vẻ đối nghịch với kim cương. Thông thường độ cứng của vàng với bạc chỉ dao động trong khoảng từ 2,5 tới 3.

Do đó, khi gia công người ta thường pha với kim loại khác để tạo hợp kim. Vàng dễ dát mỏng cũng là một điểm ưu thế. Nhờ có tính chất này mà người ta sẽ dễ dàng tạo hình các sản phẩm. Như đa mẫu mã, kích thước dây chuyền, cho bạn có nhiều sự lựa chọn hơn.

Bản chất của vàng là một kim loại, có kí hiệu hóa học là Au. Được lấy từ tiếng Latinh có nghĩa là Aurium. Vàng ở trong tự nhiên thông thường còn lẫn tạp chất bởi khi bị nóng chảy nó rất dễ tan và liên kết với các kim loại khác. Bao gồm thiếc, niken, nhôm, đồng, bạc, kẽm,…

Trong kim cương chỉ có duy nhất một loại nguyên tử, đó chính là Cacbon. Các nguyên tử này được liên kết với nhau với mật độ khá là dày. Do đó, để cắt được kim cương, tức phá vỡ một số liên kết không phải là điều đơn giản. Chỉ có là dùng chính nó để tác động vào nó mà thôi.

Độ nguyên chất khi tạo ra thành phẩm

Vàng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trang sức, đồ nữ trang, cụ thể như dây chuyền, nhẫn, vòng tay… Cổ kim màu sắc của nó là vàng sẫm pha chút gì đó gọi là ánh đỏ. Đây là vàng có độ nguyên chất hầu như là hoàn toàn. Cho nên người ta thường gọi là vàng 4 số 9 hoặc là vàng 24k.

Vàng và Kim Cương Có Gì Khác Nhau và Cách Phân Biệt

Tuy nhiên, thực tế trên thị trường còn có loại vàng được chế tạo theo hình thức hợp kim. Với cách thức là nung chảy vàng thấp tuổi pha với hội. Bên cạnh đó, còn có một cách để khiến màu nguyên thủy vàng trở thành màu khác là xi mạ. Phương pháp này khá phổ biến, tuy nhiên lớp xi mạ ở ngoài thường không giữ được lâu và rất dễ bị tróc ra.

Còn đối với kim cương thì có độ cứng cao hơn so với các vật chất khác. Cho nên việc pha lẫn với chất khác là điều vô cùng khó khăn. Trong những món đồ trang sức từ kim cương hầu hết đều là nguyên chất, có độ trong rõ rệt. Bởi thế nó có giá thành cao cũng một phần từ đây. Một phần khác chúng thường được ứng dụng trong việc chế tạo các mặt cắt như lưỡi cưa, mũi khoan,…

Sự phân bố và số lượng

Kim cương có nhiều tại châu Phi, nhất là Nam Phi và Trung Phi, chiếm đến một nửa số lượng thế giới. Bên cạnh đó chúng còn phân bố nhiều tại các nước như Úc, Canada, liên bang Nga, Brasil, Ấn Độ,… Thông thường tại những khu vực diễn ra tác động mạnh như núi lửa thì gây nên áp lực tự nhiên cũng như nhiệt độ thay đổi.

Do đó, người ta thường chú trọng khai thác kim cương tại quanh các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Còn vàng thì lại xuất hiện nhiều ở các nước châu Á và phương Tây. Như Uzebekistan, Indonesia, Peru, Hoa Kỳ, Australia và Argentina.

Trữ lượng vàng trên thế giới đã thống kê ước tính vào khoảng hơn 250000 tấn. Và đến nay 165000 tấn trong số đó đã bị khai thác. Điều đó cho thấy trong tương lai không xa vàng sẽ cạn kiệt nếu không tìm ra được thêm mỏ mới.

So với vàng thì kim cương có trữ lượng ít hơn. Cho đến nay lượng kim cương khai thác được cũng mới khoảng hơn 500 tấn. Bên cạnh đó, lượng kim cương thực tồn tại đa số là kém phẩm chất. Loại có giá trị cao đạt tiêu chuẩn cũng chỉ chiếm 20%.

Giá vàng thấp hơn kim cương

Kim cương được tính theo đơn vị carat, còn vàng được tính dựa trên g hoặc lượng. Tuy nhiên, dựa vào số tiền quy đổi ra cũng thấy được giá trị kim cương cao gấp 100 lần so với vàng. Cụ thể nếu như vàng có giá trị là 1800 đô trên 1 ounce.

Thì cùng trên một tỷ lệ khối lượng kim cương sẽ có giá là 200000 đô trên 1 ounce. Trong bảng xếp hạng 17 vật chất đắt nhất thế giới thì kim cương xếp thứ 3. Trong khi đó vàng chiếm vị trí số 15. Vốn dĩ sự khác biệt này là do chủ yếu là do độ khan hiếm của chúng.

Thông thường chỉ những người đại gia, giàu có mới thường hay quan tâm đến kim cương. Hiện nay một gam kim cương có giá khoảng hơn 55 nghìn đô la. Tương đương với mức xấp xỉ 1,26 tỷ đồng tiền Việt Nam.

Sự phổ biến vượt trội của vàng

Từ xa xưa, con người đã tôn vinh giá trị của vàng bạc. Xem chúng là vật báu và mong muốn có được thật nhiều. Mặc dù không quý và đắt giá bằng kim cương. Nhưng độ “hot”  của chúng thì muôn đời muôn thuở. Vàng được đưa vào hệ thống tiền tệ Việt Nam qua hình thức những đồng xu.

Hay việc quy tiền giấy thành vàng cũng trở nên phổ biến. Đó là lý do tại sao mà có rất nhiều người dự trữ vàng và kinh doanh vàng. Không ít người thành công trong lĩnh vực này và trở thành đại gia. Với nguy cơ cạn kiệt vàng trong tương lai thì việc hướng đến đầu tư vào nó cũng khá là hợp lý.

Nên kinh doanh kim cương hay vàng

Cả hai loại vật chất này đều có giá trị cao. Tuy nhiên không phải loại nào cũng dễ kinh doanh. Trên thực tế việc đầu tư vào kim cương có vẻ phức tạp và cần nhiều điều kiện hơn. Bởi trong quá trình khai thác, kim cương mang một tính độc quyền riêng biệt.

Những thương hiệu đó bao gồm BHP Billiton, Alrosa, De Beers , Harry Winton,… Để lấy được nguồn hàng và liên hệ với những công ty độc quyền như thế. Thì cần một sự đầu tư sâu về tiền bạc, trí tuệ lẫn thời gian.

Còn việc kinh doanh vàng thì dễ dàng hơn và phù hợp với khả năng của phần đa người Việt Nam. Nhìn theo hướng lâu dài thì khá là tiềm năng vì sự giới hạn của nó. Tuy nhiên, trong tình hình thị trường hiện tại thì giá vàng thay đổi liên tục với tốc độ chóng mặt. Do đó, bạn cần phải cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã có cái nhìn cụ thể hơn trong việc phân biệt được Vàng và Kim Cương Có Gì Khác Nhau? Từ đó làm kinh nghiệm trong lĩnh vực vàng bạc đá quý. Cũng như cơ sở để thuận lợi cho định hướng kinh doanh sau này nếu bạn đang muốn đầu tư.

Xem thêm: