Friday, 26 Apr 2024
Xe

Bằng C lái được xe gì? Chạy xe bao nhiêu tấn?

Bằng C lái được xe gì? Chạy xe bao nhiêu tấn? Là câu hỏi đặt ra của rất nhiều người sau khi nắm bằng C trong tay. Mặc dù đã thi lấy bằng nhưng những kiến thức về loại xe được sử dụng tài xế vẫn chưa thực sự nắm rõ. Chính vì vậy, hôm nay hãy cùng nganhang24h.vn tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Bằng lái xe hạng C là gì?

Đây là một loại giấy phép lái xe ô tô được rất nhiều người sở hữu thông qua các bài thi sát hạch được quy định bởi pháp luật Việt Nam. Theo đó, nếu ai có nhu cầu sử dụng xe tải hạng nặng sẽ phải thi lấy bằng lái xe hạng C. Giấy phép lái xe hạng C được Sở giao thông vận tải cấp giấy phép cho những ai đủ điều kiện.

Người sở hữu bằng lái xe hạng C sẽ được sử dụng các dòng xe ô tô, xe tải, xe rơ moóc có tải trọng từ 3.5 tấn trở lên. Trong khi đó, bằng lái xe hạng B1, B2 chỉ cho phép sử dụng các dòng xe có tải trọng dưới 3.5 tấn.

Bằng C lái được xe gì?

Bằng C lái được xe gì? Chạy xe bao nhiêu tấn?

Không phải ai cũng nắm rõ được câu trả lời chính xác nhất. Nắm rõ chi tiết từng loại xe và trọng lượng mỗi xe giúp bác tài không bị vi phạm luật giao thông khi sử dụng phương tiện để tham gia giao thông.

Bằng C lái được xe gì?

Tùy theo từng loại bằng được sở hữu, tài xế phải tuân thủ và sử dụng xe đúng theo yêu cầu. Theo quy định của khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng C sẽ được phép lái những loại xe dưới đây:

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc.

+ Ô tô chở khách 9 chỗ ngồi, bao gồm cả ghế của tài xế.

+ Ô tô dành cho người khuyết tật.

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Nhìn chung, khi có bằng lái xe hạng C bạn sẽ được lái những xe có tải trọng lớn lẫn những xe ô tô chở khách bình thường. Theo quy định, nếu như tài xế chỉ sở hữu bằng lái xe hạng C nhưng sử dụng các loại xe nằm ngoài danh sách được cho phép sẽ bị phạt theo đúng luật.

Người có bằng C chạy xe bao nhiêu tấn?

Theo những loại xe được phép sử dụng ở trên, tài xế sẽ được chạy xe có trọng lượng được quy định như sau:

+ Ôtô chuyên chở khách có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

+ Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

+ Ôtô chuyên chở khách có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn.

+ Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn.

Tóm lại, bằng C sẽ được chạy xe ô tô, xe tải, xe kéo kéo theo rơ moóc có trọng lượng từ 3.5 tấn. Ngoài ra, tài xế cũng sẽ được chạy xe được phép sử dụng đối với bằng B1, B2 gồm xe ô tô, xe tải, máy kéo kéo theo rơ moóc có trọng lượng dưới 3.5 tấn.

Chi phí học và thi bằng lái xe hạng C hết bao nhiêu?

Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm khi có ý định thi bằng lái xe hạng C. Nhiều người lo lắng về số tiền đắt đỏ để có cơ hội được nắm trong tay bằng lái xe xịn xò này. Việc đầu tư một khoản phí nhất định để đăng ký học và thi bằng lái là điều rất cần thiết.

Nếu muốn biết chi tiết về mức học phí, bạn hãy đến các trung tâm tổ chức thi bằng lái xe để được tư vấn chi tiết. Mỗi trung tâm sẽ có một khoảng giá khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung giá cả vẫn tương đối và không chênh lệch nhiều. Theo như quy định, mức học phí sẽ được chia thành 2 lần nộp. Lần thứ nhất là lúc đăng ký học và lần thứ 2 là trong quá trình học.

Các khoản phí sẽ bao gồm những hạng mục nhỏ và được sở Giao thông Vận tải quy định như sau:

+ Phí làm hồ sơ đăng ký thi, có thể bao gồm cả giấy khám sức khỏe.

+ Phí học lý thuyết.

+ Phí đóng mua giáo trình và tài liệu liên quan.

+ Phí học thực hành, bao gồm cả xăng xe và bảo trì sân bãi.

+ Lệ phí thi sát hạch theo quy định của Sở Giao thông Vận tải.

+ Các khoản phí khác như điện, nước… phải chi trả trong quá trình học.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng các khoản phí thi bằng lái xe hạng C ở trên sẽ rơi vào mức từ 15-17 triệu đồng tùy thuộc vào mỗi trung tâm.

Bằng lái xe hạng C có thời hạn bao lâu?

Hiện tại, Việt Nam có đến 13 hạng lái xe với thời hạn sử dụng khác nhau. Như vậy, theo quy định tại điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng C có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm, kể từ ngày cấp. Thời hạn này sẽ được thể hiện rõ ràng từ ngày/tháng/năm trên bằng lái xe để người dân dễ nhận biết.

Bởi vì bằng lái xe hạng C chuyên dùng lái những loại xe có tải trọng lớn nên thời hạn sử dụng cũng ngắn hơn những loại bằng lái khác. Khi hết hạn dùng, bác tài chỉ việc làm hồ sơ xin gia hạn theo quy định của pháp luật mà không cần thi lấy bằng như ban đầu.

Hồ sơ xin gia hạn sẽ bao gồm những giấy tờ sau (đối với những tài xế hết hạn sử dụng bằng lái xe dưới 3 tháng):

+ Đơn xin gia hạn bằng lái

+ 2 giấy CMND photo (không cần công chứng).

+ Bộ hồ sơ gốc thi bằng lái xe hạng C.

+ 2 bản photo bằng lái xe hạng C.

+ Giấy khám sức khỏe trong 3 tháng trở lại.

+ 2 ảnh thẻ 3×4.

Đối với những ai quá hạn sử dụng bằng lái xe hạng C từ 3 tháng đến 1 năm sẽ cần thi sát hạch lại phần lý thuyết. Nếu đạt lý thuyết mới được cấp bằng mới.

Đối với những ai quá hạn sử dụng bằng lái xe hạng C từ 1 năm trở lên sẽ phải thi lại thực hành lẫn lý thuyết. Nếu đạt cả 2 yêu cầu, tài xế mới được cấp bằng mới.

Giấy phép lái xe hạng C có thể được nâng lên hạng nào?

Khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định về việc nâng hạng giấy phép lái xe hạng C như sau:

+ Hạng C lên D, C lên FC: Yêu cầu thời gian hành nghề lái xe từ 3 năm trở lên và lái xe an toàn từ 50.000 km.

+ Hạng C lên E: Yêu cầu thời gian hành nghề lái xe từ 5 năm trở lên và lái xe an toàn từ 100.000 km.

Ngoài ra, yêu cầu về thời gian học lý thuyết và thực hành khi nâng từ hạng C lên các hạng khác như sau:

+ Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 144);

+ Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành: 280);

+ Hạng C lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 224).

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc về vấn đề Bằng C lái được xe gì? Chạy xe bao nhiêu tấn? . Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ thực sự bổ ích với bạn.