Wednesday, 29 Mar 2023
Vay Vốn

Bị dính vào nợ xấu ngân hàng và cách xử lý trả dứt điểm

Bạn đang có nợ xấu ngân hàng nên thường xuyên bị bên ngân hàng điện thoại làm phiền và thông báo việc phải hoàn trả tiền. Chính tần suất nhắc nhở quá nhiều của ngân hàng làm cho cuộc sống của bạn trở nên náo loạn, đặt bạn vào tình cảnh luôn cảm thấy bị áp lực về mặt tài chính, bế tắt không lối thoát. Bạn thật sự rất muốn thoát khỏi tình cảnh này nhưng không biết phải làm sao.

Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của nganhang24h.vn để có được hướng đi đúng đắn và biết được cách xử lý khi bị nợ xấu ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu (hay nợ khó đòi) là những khoản nợ vay đã quá thời hạn thanh toán quy định trên 90 ngày nhưng người đi vay vẫn chưa thanh toán lại đầy đủ cả gốc lẫn lãi lại cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn xem xét khoản vay quá hạn là nợ xấu hay không còn dựa trên khả năng trả nợ và khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Nợ xấu thường xảy ra khi con nợ tuyên bố phá sản hay đã tẩu tán tài sản.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Theo định nghĩa của các ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ được ngân hàng liệt vào nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Đây là những nhóm khách hàng đi vay chính được phân chia bởi hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam). Sau đây là thông tin cụ thể về những nhóm khách hàng đi vay này:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Đây là những khoản nợ mà ngân hàng có khả năng thu hồi lại cả gốc và lãi đúng thời hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày. Trong trường hợp trả quá hạn dưới 10 ngày thì trong những ngày quá hạn, khách hàng sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn là 150%. Cụ thể lãi quá hạn sẽ được tính theo công thức:

Lãi quá hạn = Tiền gốc vay x (150% x Lãi suất vay theo hợp đồng) x Thời gian quá hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Đây là những khoản nợ quá hạn quy định từ 10 đến dưới 90 ngày hoặc những khoản nợ được ngân hàng gia hạn nợ lần đầu.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Đối với những khách hàng đi vay thuộc nhóm 3 là sẽ bắt đầu được xem là bị nợ xấu ngân hàng. Đây là những khoản nợ mà:

  • Quá hạn trả nợ từ 91 đến 180 ngày.
  • Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ những khoản được gia hạn trả nợ lần đầu thuộc nhóm 2.
  • Những khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi suất do khách hàng không có khả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

Những khách hàng bị nợ xấu ngân hàng thuộc nhóm 4 có những đặc điểm sau đây:

  • Những khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
  • Hay những khoản nợ khó đòi được gia hạn trả nợ lần đầu và đã quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian trả nợ được gia hạn lần đầu.
  • Các khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
bi-no-xau-ngan-hang-va-cach-xu-ly
Bị nợ xấu ngân hàng và cách giải quyết

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Khách hàng đi vay bị nợ xấu ngân hàng thuộc nhóm 5 có những đặc điểm sau:

  • Quá hạn từ 360 ngày trở lên.
  • Những khoản nợ khó đòi được gia hạn trả nợ lần đầu và đã quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời gian trả nợ được gia hạn lần đầu.
  • Các khoản nợ được gia hạn trả nợ lần thứ hai và đã quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (bao gồm cả trường hợp chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn).

Tham khảo thêm: nợ xấu nhóm 5 bao lâu được xoá

Nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu ngân hàng

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu ngân hàng, trong đó phải kể đến:

  • Do các biến cố, rủi ro bất ngờ xảy ra như bệnh tật, phá sản, hay bị lừa đảo,… làm người đi vay mất đi khả năng thanh toán tiền vay và lãi vay lại cho ngân hàng.
  • Việc sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu không kiểm soát cho các hoạt động mua sắm, thanh toán hóa đơn,… từ đó dẫn đến vượt ngoài khả năng thanh toán, không thể trả hết nợ đúng hạn, dẫn đến phát sinh nợ xấu.
  • Do mua hàng trả góp nhưng không thanh toán tiền một cách đầy đủ và đều đặn lại cho ngân hàng.
  • Trong trường hợp khách hàng sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương để chi tiêu, nhưng do hoạt động chi tiêu không kiểm soát dẫn đến tiền lương không đủ trả cho các khoản chi tiêu trước đó.
  • Một số trường hợp do người đi vay bận việc cá nhân hay đãng trí và vô tình quên mất thời hạn trả nợ, dẫn đến trễ hạn, gây ra nợ xấu.
  • Do bản thân người đi vay chống đối lại ngân hàng và cố ý không trả tiền vay theo đúng thời hạn quy định.

Hướng dẫn tra cứu mình có bị nợ xấu không?

Trước khi nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng bạn có thể chủ động tra cứu xem mình có bị nợ xấu không, hoặc nợ xấu ở nhóm nào? Để tìm phương án xử lý hoặc xấu,…

Cách tra cứu nợ xấu cá nhân như sau: 

Bước 1: TRuy cập vào https://cic.org.vn. Đây là website chính thức của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam – CIC.

Bước 2: Đăng ký acc, gồm

  • Họ và tên
  • Ngày sinh
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ
  • Email…

Bước 3: Nhận mã OTP được CIC gửi vào số điện thoại hoặc email sau đó điền vào để xác nhận giao dịch và đợi kết quả mà CIC trả về là bạn đã hoàn tất việc kiểm tra nợ xấu CIC của mình nhé.

Bước 4: Trong 24h làm việc nhân viên CIC sẽ gọi điện liên hệ với bạn để kiểm tra thông tin liên quan. Khi này bạn sẽ cung cấp số chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân của mình để xác nhận chính chủ. Kết quả kiểm tra nợ xấu CIC sẽ được hệ thống chuyển về email của bạn ngay lập tức.

Cách xử lý khi bị nợ xấu ngân hàng

Cuộc sống của bạn trở nên lao đao và xáo trộn vì luôn bị ngân hàng gọi điện thúc ép nộp tiền. Bạn cảm thấy bế tắc khi mỗi ngày thức dậy là đầu lại đau chỉ vì nghĩ đến món nợ quá hạn chưa trả của mình. Vậy thì làm sao để thoát khỏi tình cảnh này? Đâu là cách xử lý tốt nhất khi bị nợ xấu ngân hàng? Chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây!

Liên hệ ngân hàng hỗ trợ

Hãy liên hệ với ngân hàng càng sớm càng tốt để thông báo với họ về tình hình tài chính hiện tại của bạn, đồng thời thuyết phục để mong nhận được sự thông cảm và hỗ trợ từ ngân hàng. Đặc biệt nếu bạn đang vay theo hình thức có tài sản đảm bảo thì nên liên hệ ngay để tránh trường hợp ngân hàng gửi hồ sơ nợ xấu của bạn ra tòa, một khi pháp luật đã can thiệp thì chỉ có thiệt cho bạn mà thôi.

Khi ngân hàng kiện bạn ra tòa, tất cả các tài sản thế chấp mà bạn dùng để vay mượn sẽ bị ngân hàng đem ra bán đấu giá và phát mãi với giá rất thấp. Ngoài việc ngân hàng dùng số tiền bán đấu giá đó để thanh toán khoản nợ gốc, lãi và phí phạt của bạn thì mọi chi phí thi hành án cũng đều sẽ được chi trả bằng tiền của bạn.

Chính vì vậy, hãy liên hệ với ngân hàng ngay để tránh bị kiện tụng và mất trắng tài sản.

Nhờ sự giúp đỡ của người thân

Cách đầu tiên là bạn có thể tìm đến và vay mượn của người thân để tất toán toàn bộ khoản nợ hiện tại. Tránh để phát sinh thêm lãi vì đối với những khoản vay quá hạn, lãi suất sẽ được tính theo 150% của lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng. Chính vì vậy bạn cần thanh toán khoản vay nợ càng sớm càng tốt cho ngân hàng, tránh phát sinh thêm tiền, đồng thời giảm đi áp lực về tài chính.

Huy động vốn từ những vật dụng có giá trị

Hãy tận dụng những vật dụng có giá trị trong nhà bạn để bán lại và thu hồi tiền để chi trả cho các khoản nợ xấu với ngân hàng. Để không bị ép giá khi bán, bạn nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của những người quen xung quanh rằng đâu là nguồn mua uy tín nhất. Hãy tự mình rao bán để nhận được mức giá hợp lý nhất.

Tham khảo thêm: nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không

Nợ xấu ngân hàng có sao không?

Nợ xấu ngân hàng không chỉ có tác động xấu đối với người đi vay mà nó còn gây ra nhiều hậu quả đối với các tổ chức tính dụng, cụ thể ở đây là ngân hàng.

Đối với ngân hàng

Nợ xấu hay nợ khó đòi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đầu tiên, việc không thu hồi được tiền gốc, lãi và các khoản phí phạt phát sinh khi người dùng trả quá hạn sẽ làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị thất thoát. Nhưng ngân hàng cần thu hồi lại tiền vay nợ để chi trả tiền lãi cho các hoạt động tài chính khác. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể sẽ phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp vào cho những thiệt hại.

Bên cạnh đó, một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ làm uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng bị giảm sút, từ đó làm cho khách hàng khó có thể tin tưởng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính tại ngân hàng. Và điều này đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, làm giảm mức độ thanh khoản và có thể gây ra tình trạng phá sản cho ngân hàng.

Đối với người đi vay

Ở khía cạnh của người đi vay, việc không hoàn trả lại cho ngân hàng tiền gốc, tiền lãi và phí phạt đúng thời hạn thì sẽ thường xuyên bị ngân hàng gọi điện nhắc nhở, làm phiền. Điều này làm cuộc sống của khách hàng trở nên náo loạn và cảm giác luôn bị đặt vào vòng quay của áp lực trả tiền.

Trong trường hợp khách hàng cứ cố chấp không trả thì khả năng cao là ngân hàng sẽ nhờ pháp luật can thiệp, có thể kiện hành vi trốn nợ ra tòa và tiến hành xử lý mọi vi phạm theo quy định của pháp luật, từ đó gây ra nhiều rắc rối, phiền phức.

Hơn nữa, một khi đã vướng vào nợ xấu thì khách hàng sẽ rất khó để có thể vay vốn tại ngân hàng này hoặc bất kỳ những ngân hàng nào khác. Vì không có một ngân hàng nào có thể tin tưởng để cho một cá nhân hay tổ chức có hành vi trốn nợ trước đây vay mượn tiền.

Nợ xấu có vay được không?

Nợ xấu tùy thuộc vào nhóm nợ xấu mà có thể tiếp tục vay vốn được:

  • Nợ xấu nhóm 1: Ở nhóm nợ này bạn có thay vay bất kỳ ngân hàng nào cũng được
  • Nợ xấu nhóm 2: Khả năng vay vốn rất dễ bị ngân hàng từ chối
  • Nợ xấu nhóm 3: Khách hàng rất khó vay được vốn ngân hàng
  • Nợ xấu nhóm 4:  Khả năng vay vốn ngân hàng rất khó khăn
  • Nợ xấu nhóm 5: Hết khả năng vay vốn

Nợ xấu có mua trả góp được không?

Vay mua trả góp như mua xe, mua điện thoại, hoặc mua nhà cũng là hình thức vay tiền như ở trên, tùy vào lịch sử CIC bạn ở nhóm nào thì được vay.

Nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?

Lịch sử nợ xấu không tốt rất khó tiếp cận làm thẻ tín dụng, tuy nhiên hiện  nay có rất nhiều ngân hàng tư nhân hoặc công ty tài chính có chính sách cho người bị nợ xấu mở thẻ tín dụng.

Nợ xấu có làm ATM được không?

Thẻ ATM thẻ ghi nợ điều kiện của các ngân hàng đa phần trên 18 tuổi, công dân việt nam có hành vi năm lịch, có CMND là làm được thẻ ATM thông thường. Không xét lịch sử CIC.

Nợ xấu có ảnh hưởng đến người thân?

Có. Nếu chồng hoặc vợ cùng sổ hộ khẩu sẽ bị ảnh đến khi làm thủ tục vay vốn ngân hàng.

Tham khảo thêm: người thân nợ xấu có mua trả góp được không

Nợ xấu có bị ngân hàng truy tố?

Ngân hàng không ép khách hàng đến con đường truy tố, kiện tòa. Tuy nhiên, khách hàng chai ì, cố tình hoặc có dấu hiệu vi phạm nặng thì truy tố là phương án cuối cùng.

Nợ xấu có đi nước ngoài được không?

Tùy trường hợp bạn xuất cảnh với mục đích gì, trường hợp không chứng minh tài chính năng lực thì hoàn toàn được.

Nợ xấu có làm thẻ visa được không?

Theo khoản 4 Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA quy định trường hợp “những nghĩa vụ khác về tài chính” thì nợ xấu là một trong những nghĩa vụ này. Và bạn sẽ bị xem xét có thể làm được hoặc không, về cơ bản thì không nhiều hơn.

Trên đây là những chia sẻ của nganhang24h về nợ xấu ngân hàng và cách xử lý. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích đến bạn, giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh nợ xấu, đồng thời biết cách làm sao để xử lý và giảm đi đáng kể những tác động không tốt mà nợ xấu gây ra. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi đến cuối bài viết này!