Friday, 19 Apr 2024
Thông Tin Ngân Hàng

Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt ngân hàng Techcombank chuẩn chính xác 2024

Hiện nay, giao dịch rút tiền mặt bằng séc tại các ngân hàng, trong đó có Techcombank đang dần trở nên phổ biến vì sự thuận tiện và hữu ích mà nó mang lại. Tuy nhiên nếu không biết cách viết hoặc điền thông tin sai thì chắc chắn bạn sẽ gặp một vài rắc rối. Vậy nên hôm nay, nganhang24h có mặt để chia sẻ cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng Techcombank chuẩn xác nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Giới thiệu ngân hàng Techcombank

Techcombank có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, mã giao dịch là TCB. Ngân hàng Techcombank chính thức thành lập vào năm 1993 với số vốn ban đầu chỉ 20 tỷ đồng. Trải qua gần 19 năm xây dựng và phát triển, Techcombank đã không ngừng đổi mới và phát triển trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với nền tảng tài chính vững chắc.

Hiện tại, Techcombank đã xây dựng được một hệ thống với số lượng lớn các chi nhánh và văn phòng giao dịch trên khắp các tỉnh thành cả nước. Với hơn 9.700 nhân viên tính đến năm 2018 và đảm bảo phục vụ nhu cầu của hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại 191 phố Bà Triệu, Hà Nội. [content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Techcombank hiện đang sở hữu một danh mục sản phẩm – dịch vụ tài chính đa dạng với chất lượng vượt trội. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ tại Techcombank vì mức độ an toàn và uy tín tại đây là rất cao.

Kể từ khi thành lập, Techcombank đã không ngừng phát triển và nhận được nhiều giải thưởng danh giá về tài chính. Chẳng hạn năm 2018, Techcombank nhận giải Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do EuroMoney bình chọn, giải Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2018 của Global Banking & Finance Review. Năm 2019, được The Asian Banker chọn là Ngân hàng thanh toán tốt nhất Việt Nam.

Séc là loại giấy tờ gì?

Séc (hay chi phiếu) là một văn kiện mệnh lệnh vô điều điều kiện được thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản ngân hàng. Thông qua loại giấy tờ này, khách hàng có thể ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một khoản tiền nhất định để trả cho người có tên trong séc. Số tiền giao dịch có thể được chuyển bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của bên thụ hưởng.

Các chủ thể liên quan đến giao dịch với séc bao gồm 3 bên. Bên ký séc phát là người ký séc để ra lệnh chuyển tiền, bên thanh toán là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát và bên thụ hưởng là người nhận được tiền từ ngân hàng.

Đặc điểm của séc

Với mọi mẫu séc của các ngân hàng tại Việt Nam thường có những đặc điểm chung sau đây: [content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

  • Tính thời hạn: Séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán trong phạm vi thời hạn hiệu lực được ghi trên séc. Thời hạn này phụ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và quy định theo luật pháp từng nước sẽ là khác nhau.
  • Bằng thủ tục ký hậu mà séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp.
  • Vì séc là một loại văn kiện mệnh lệnh nên ngân hàng khi nhận được séc có nghĩa vụ phải chấp hành mệnh lệnh này vô điều kiện.
  • Séc chỉ được thực hiện khi trong tài khoản bên phát hành có đủ tiền để thực hiện giao dịch.
  • Tờ séc đạt yêu cầu và có tính pháp lý khi mọi thông tin trên séc được điền đầy đủ và chính xác.
  • Séc gồm 2 mặt, thường được theo tập và theo mẫu của từng ngân hàng.

Phân loại séc

Có rất nhiều cách phân loại séc khác nhau. Nhưng nhìn chung séc có 3 cách phân loại chính. Đó là:

cach-viet-sec-rut-tien-mat-techcombank
Cách viết séc rút tiền mặt Techcombank

Phân loại theo cách xác định người thụ hưởng

1. Séc lệnh: Dùng để trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên được ghi trên tờ séc. Hoặc dùng để trả tiền cho bên được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu.

2. Séc vô danh: Với loại séc này dùng để trả tiền cho cá nhân nắm giữ tờ séc.

3. Séc đích danh: Dùng để trả tiền cho người thụ hưởng được ghi trên tờ séc.

Phân loại theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc

1. Séc trơn: Đây là loại séc có mặt sau được để trắng hoàn toàn. Với loại séc này có thể được ngân hàng trả bằng tiền mặt.

2. Séc gạch chéo: Séc loại này có mặt sau được gạch hai đường chéo song song. Séc này chỉ được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.

3. Séc gạch chéo đặc biệt: Khác với séc gạch chéo, loại séc này có mặt trước hoặc mặt sau được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng được ghi trên séc. Ngoài ra, séc này cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.

Theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng

1. Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): Đây là loại séc do ngân hàng phát hành, nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện gian lận. Séc ngân hàng còn được gọi là séc tiền mặt vì nó có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay, không để lâu.

2. Séc bảo chi: Không giống như séc ngân hàng sẽ được thanh toán ngay. Séc bảo chi sẽ được ngân hàng của người ký phát đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để thực hiện giao dịch. Khi đó, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.

Vai trò của séc

Hiện nay, có tất cả là 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được các ngân hàng cung cấp. Đó là hình thức thanh toán Bằng séc, Bằng ủy nhiệm chi (lệnh chi), Ủy nhiệm thu (lệnh thu), Thư tín dụng hay Thẻ ngân hàng.

Chính vì vậy, vai trò chính mà séc mang lại đó là cho phép người dùng thực hiện thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ mà không cần dùng tiền mặt. Bên cạnh đó séc còn được dùng để rút tiền mặt ngân hàng hoặc dùng séc để trả tiền cho một người khác. Và đối với ngân hàng Techcombank cũng vậy, khách hàng hoàn toàn có thể dùng mẫu séc được ngân hàng cung cấp để rút tiền mặt.

Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt ngân hàng Techbank chuẩn chính xác

Nhìn chung, hầu như tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đều cung cấp giao dịch thông qua séc và các mẫu séc tại những ngân hàng này là tương đối giống nhau. Để séc có thể phát huy được tối đa lợi ích và công dụng của nó, đồng thời tránh những rủi ro không may có thể xảy ra thì khách hàng phải biết cách điền đúng thông tin được yêu cầu trên séc.

Séc Techcombank gồm có 3 phần chính là phần cuống séc, phần thân séc và mặt sau của séc. Sau đây là cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng Techcombank chuẩn xác nhất bạn có thể tham khảo.

Phần cuống séc

  • Yêu cầu trả cho: Điền đầy đủ họ tên của người thụ hưởng. Trong trường hợp muốn rút tiền mặt thì người thụ hưởng chính là cá nhân bạn hoặc công ty bạn.
  • Số CMND, ngày cấp, nơi cấp: Nếu người thụ hưởng là cá nhân thì ghi đầy đủ và chính xác số CMND hoặc Hộ chiếu, Thẻ CCCD. Nếu người thụ hưởng là doanh nghiệp hay tổ chức thì điền mã số chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Địa chỉ: Điền địa chỉ doanh nghiệp hoặc địa chỉ nơi ở cá nhân của người thụ hưởng.
  • Số hiệu TK: Bạn có thể bỏ trống mục này vì Techcombank không yêu cầu.
  • Tại: Bỏ trống.
  • Số tiền (Bằng chữ): Điền số tiền mà bạn muốn rút bằng chữ, lưu ý viết hoa chữ cái đầu, viết bằng tiếng Việt và không sử dụng ký tự đặc biệt.
  • Người phát hành: Điền họ và tên của bạn hoặc tên công ty bạn (đối với phần này Techcombank đã in sẵn trên sec rồi).
  • Địa chỉ: Địa chỉ của bạn hoặc công ty bạn (đối với phần này Techcombank đã in sẵn trên sec rồi).
  • Số hiệu TK: số tài khoản của bạn hoặc công ty bạn (đối với phần này Techcombank đã in sẵn trên sec rồi).

Hướng dẫn viết phần thân séc

  • Số tiền (Bằng số): Điền số tiền mà bạn muốn rút bằng số. Bạn nên dùng dâu chấm để ngăn cách giữa 3 chữ số, chẳng hạn 100.000.000.
  • Ngày…tháng…năm: Điền ngày, tháng, năm tương ứng với thời gian mà bạn đến ngân hàng viết séc để rút tiền mặt ngân hàng.
  • Dấu: Đóng dấu của doanh nghiệp hoặc của cá nhân bạn.
  • Kế toán trưởng: Kế toán trưởng ký và ghi rõ họ tên.
  • Người phát hành: Cá nhân bạn ký. Nếu là doanh nghiệp thì tại đây sẽ là chữ ký của sếp.

Mặc sau của séc

Tại mặt sau của tờ séc điền đầy đủ họ tên, số CMND của người thụ hưởng. Sau đó ký và ghi rõ họ tên.  Lưu ý, nếu muốn rút được tiền thì bạn nhất định phải mang theo CMND nhé.

Trên đây là những chia sẻ của nganhang24h về cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng Techcombank chuẩn xác nhất. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn chủ động hơn khi thực hiện những giao dịch liên quan đến tài chính tại các ngân hàng. Từ đó có thể tận dụng tối đa được những lợi ích mà giao dịch mang lại, đồng thời hạn chế các rủi ro không may có thể xảy ra.

>>> Xem thêm tại: