Saturday, 20 Apr 2024
Thẻ Tín Dụng

Dư nợ tín dụng là gì ? Đọc ngay để hiểu và thanh toán gấp

Các tổ chức tín dụng đã ngày càng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng. Đặc biệt, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân về việc huy động và cung cấp các nguồn vốn nhàn rỗi đến đối tượng có nhu cầu. Từ đó, dư nợ tín dụng xuất hiện và đó là khái niệm cơ bản mà khách hàng cần thiết nên hiểu rõ.

Đối với các khách hàng quan tâm đến vấn đề sử dụng vốn hoặc là chiếm dụng nguồn vốn từ ngân hàng để thực hiện các mục đích cá nhân, thì các bạn sẽ phải tiếp cận với các thuật ngữ có liên quan đến tín dụng cũng như các vấn đề có thể phát sinh kèm theo đó.

du-no-tin-dung-la-gi
Tìm hiểu dư nợ tín dụng

Nếu như thiếu đi thông tin và sự hiểu biết cơ bản về phạm trù này thì rất có thể các bạn sẽ vướng mắc phải những khó khăn không đáng có. Chính vì vậy, bài viết này nganhang24h.vn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để trả lời cho các vấn đề xoay quanh dư nợ tín dụng là gì ? và cần phải xử lý dư nợ tín dụng như thế nào ?

Xem Thẻ tín dụng là gì và cách sử dụng

Dư nợ là gì ?

Trước khi tìm hiểu cụ thể khái niệm dư nợ tín dụng thì chúng ta sẽ tiếp cận với khái niệm dư nợ là gì ? Dư nợ chính là số tiền mà các khách hàng đang nợ các tổ chức tín dụng thông qua các dịch vụ và sản phẩm như: thẻ tín dụng, vay tín chấp, vay thế chấp, vay tiêu dùng…

Dư nợ tín dụng là gì ?

Như vậy, dư nợ tín dụng chỉ là một tập con trong khái niệm dư nợ. Dư nợ tín dụng là số tiền nợ từ các nguồn vốn vay của khách hàng được thực hiện thông qua hình thức tín chấp như: sản phẩm thẻ tín dụng và dịch vụ cho vay tín chấp. [content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Đối với hình thức cho vay tín chấp, thì phương thức cho vay tương tự với cho vay thế chấp chỉ khác về mặt đảm bảo. Hình thức vay tín chấp được đảm bảo bằng uy tín của người đi vay. Và hình thức vay thế chấp được đảm bảo bằng tài sản cố định. Trong hình thức vay tín dụng này thì việc kiểm soát đối với khoản dư nợ đều được khách hàng chú ý và nằm trong kế hoạch vay nợ.

Tuy nhiên, loại hình sản phẩm thẻ tín dụng thực chất là công cụ thanh toán và chủ thẻ được cấp một mức hạn mức tín dụng cụ thể cho từng đối tượng và đươc phép thanh toán cho các giao dịch mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế hoặc rút tiền mặt do ngân hàng ứng trước. Khi đến kỳ hạn thanh toán, chủ thẻ có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ số tiền mà mình đã chi tiêu trong kì theo thời hạn quy định của tổ chức tín dụng.

Sau thời hạn thanh toán quy đinh, nếu chủ thẻ không thực hiện chi trả toàn bộ số tiền đã chi trong kì thì phần chưa thanh toán sẽ bị chuyển sang phần dư nợ của khách hàng. Khi đó, phần dư nợ sẽ bị tính lãi như một khoản nợ vay với mức lãi suất cao hơn các loại hình vay nợ khác.

Phần dư nợ đối với loại hình thẻ tín dụng có điểm đặc biệt cần lưu ý. Vì ngay từ đầu, khách hàng làm thẻ tín dụng chỉ nhằm mục tiêu thanh toán nhưng nếu không thể kiểm soát được hành vi mua sắm thì vô tình lại trở thành người đi vay tiền ngân hàng với mức lãi suất khá cao.

hau-qua-cua-du-no-tin-dung
Dư nợ tín dụng để lại hậu cực kỳ nghiêm trọng

Dư nợ tín dụng chính là căn cứ để các tổ chức tín dụng đánh giá mức độ uy tín của khách hàng. Khi các khoản dư nợ tín dụng của khách hàng ngày càng lớn dần sau các kì hạn thanh toán cho ngân hàng đến mức không kiểm soát được. Khách hàng rất dễ bị rơi vào tình trạng bị ghi nhận tình trạng tín dụng xấu. Ngược lại, nếu như các khoản nợ vay đều được thanh toán hết thì dư nợ tín dụng sẽ trở về con số 0.

Như vậy, dư nợ tín dụng đóng vai trò khá quan trọng trong trường hợp khách hàng muốn thực hiện vay nợ tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng trong tương lai tại bất kì tổ chức tín dụng nào khác. Và dư nợ tín dụng sẽ được đánh giá một cách chi tiết thông qua nhóm dư nợ tín dụng với thông tin được trình bày cụ thể tiếp theo đây.

Tham khảo: Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt

Các nhóm nợ tín dụng

Tất cả các thông tin vay nợ và thanh toán của toàn bộ khách hàng sẽ được ghi nhận tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia có tên viết tắt là CIC. Khi đó, lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ hình thành một cách đầy đủ trong hệ thống thông tin của CIC. Dựa vào lịch sử tín dụng này, CIC sẽ phân loại khách hàng thành 5 loại nợ tín dụng như sau: [content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn. Bao gồm:

  • Các khoản nợ được thanh toán trong hạn
  • Các khoản nợ quá hạn nhưng dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu và tính lại kỳ hạn thanh toán nằm trong khoảng thời hạn như trên.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
  • Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn. Bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ xấu). Bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn quá hạn từ 90 ngày trở lên.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Như vậy, các bạn đã có được thông tin về các phân loại nợ tín dụng tiêu chuẩn được tất cả các tổ chức tín dụng tin tưởng sử dụng làm tài liệu tham khảo khi lựa chọn đối tượng khách hàng để cung cấp vốn vay tín chấp hoặc hạn mức tín dụng cho sản phẩm thẻ tín dụng.

Việc phân chia các nhóm dư nợ tín dụng này đều có nghiên cứu cụ thể và lý do chính đáng. Nếu khách hàng để rơi vào tình trạng các nhóm dư nợ mang tính chất nghiêm trọng thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả mà bài viết sẽ nêu một cách rõ ràng tiếp theo đây.

Tham khảo: Các tổ chức chấp cho vay khi bị nợ xấu tại đây

Các tác động xấu của khi để phát sinh dư nợ tín dụng quá hạn

Khi khách hàng bắt đầu rơi vào tình trạng dư nợ quá hạn thì các tổ chức tín dụng chỉ bắt đầu nhắc nhở bằng phí phạt trả chậm khoảng từ 5% đến 6% số tiền nợ.

no-xau
Đừng để hồ sơ lý lịch rơi vào nợ xấc

Tuy nhiên, nếu khách hàng rơi vào tình trạng dự nợ tín dụng từ nhóm 3 trở lên thì lịch sử tín dụng sẽ ghi nhận vào trong hệ thống và để lại những hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay hoặc phát sinh thêm các khoản vay mới từ bất cứ ngân hàng và tổ chức tín dụng nào.
  • Không được phép đăng ký mở và sử dụng thẻ tín dụng.
  • Cho dù sau này khách hàng có thanh toán đầy đủ tất cả các khoản dư nợ tín dụng quá hạn thì cũng vẫn là một điểm đen trong hồ sơ tín dụng, như vậy khi cần xét duyệt đến hồ sơ tín dụng khách hàng đều sẽ bị ảnh hưởng xấu.
  • Khi các khoản nợ tín dụng trở nên chồng chất cùng với các khoản lãi và các khoản phí phạt, sẽ rất khó khăn cho khách hàng để chi trả khoản nợ xấu ngày càng trở nên kếch xù.
  • Khả năng rất lớn bị mất tài sản đảm bảo ở ngân hàng đó nếu như khách hàng không hoàn trả đầy đủ các khoản vay (trường hợp vay tín chấp bằng chứng minh tài sản đảm bảo).

Cuối cùng, vay nợ theo hình thức tín chấp hoặc sử dụng thẻ tín dụng đều là những hình thức sử dụng vốn vay khá tiện lợi, chỉ cần chứng minh tài chính và có một hồ sơ lịch sử tín dụng tốt là bạn có thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng một cách dễ dàng.

Đặc biệt, đối với hình thức thẻ tín dụng bạn còn được sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế và mua sắm sản phẩm hàng hóa dịch vụ trước nhưng trả tiền sau cho ngân hàng trong thời hạn từ 30 đến 55 ngày mà không bị tính lãi.

Vì vậy, các bạn hãy lên kế hoạch chi tiêu cụ thể của mình trong khả năng chi trả cho phép, cũng như cân đo đong đếm thật kỹ các yếu tố trước khi cần thiết quyết định vay tín chấp. Chỉ nên thực hiện vay tín chấp và sử dụng thẻ tín dụng khi mà mình có khả năng và kế hoạch trả nợ cụ thể và thực tế. Đừng bao giờ để cho các khoản dư nợ tín dụng của mình phát triển một cách mất kiểm soát!

Bài viết hay: