Friday, 29 Mar 2024
Chuyển tiền Kiến thức chuyên môn

Tại sao chuyển tiền ngân hàng không gửi mã OTP về điện thoại

Ngồi chờ hoài không thấy ngân hàng gửi mã OTP về điện thoại để hoàn thành việc chuyển tiền của mình. Thông thường thì mã OTP gửi về điện thoại chỉ trong tít tắc mà tại sao lại không gửi về điện thoại của mình cơ chứ. Để tìm hiểu kỹ nguyên nhân cũng như cách khắc phục lỗi đó thì hãy theo dõi chia sẽ dưới đây của nganhang24h.vn nhé.

Mã OTP là mã gì?

OTP là lấy chữ đầu trong cụm từ One Time Password – nghĩa là mật khẩu sử dụng một lần. Đây là một dãy kí tự nhưng chủ yếu một dãy số được ngân hàng gửi đến điện thoại của bạn để bạn thực hiện giao dịch (thanh toán, chuyển tiền, nạp tiền, …) của mình.

Và thời gian tồn tại của mã OTP rất ngắn, khoảng từ 30 giây đến 2 phút. Nếu hết thời gian tồn tại thì mã OTP đó không còn hiệu lực nữa và tất nhiên bạn không thể thực hiện thành công giao dịch của mình. Nếu muốn tiếp tục thì bạn phải yêu cầu gửi lại mã OTP. Nó đúng như tên gọi của nó là mật khẩu sử dụng một lần.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Tại sao phải dùng mã OTP

Thời đại công nghệ 4.0 nên nhiều tội phạm về công nghệ như hackker tài khoản ngân hàng, tài khoản facebook, tài khoản email,… rất nhiều. Nếu như không có mã OTP thì số tiền trong tài khoản của bạn dễ bị kẻ gian chiếm đoạt hơn.

Mã OTP thường được dùng để bảo mật 2 lớp khi bạn sử dụng tài khoản online. Nếu có ai đó đã vào được tài khoản online của bạn nhưng đến khi thanh toán hóa đơn hoặc chuyển tiền, chuyển khoản thì họ không thể thực hiện được vì còn gửi mã OTP vào chiếc điện thoại của mình.  Bạn phải tuyệt đối không gửi mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả ngân hàng. Đó là câu ghi chú của ngân hàng khi gửi mã OTP về điện thoại cho bạn.

Các cách xác thực mã OTP

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có 3 hình thức để xác thực mã OTP:

  • SMS OTP
  • Token OTP
  • Smart OTP

SMS OTP

Xác nhận mã OTP SMS là hình thức xác nhận mà nhiều người dùng nhất. Với hình thức xác nhận này thì ngân hàng sẽ gửi mã OTP về số điện thoại mà bạn đăng ký sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Và đa số các tài khoản nội địa mới có thể sử dụng hình thức nhận mã OTP này. Nếu ra ngoài vùng phủ sóng thì bạn không thể thực hiện được dịch vụ của ngân hàng.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Với mã SMS OTP thì hầu hết các ngân hàng đều sử dụng.

Token OTP

Token là một thiết bị dùng để xác thực  mã OTP. Muốn sử dụng thì khách hàng phải đăng ký tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Token có thể tự sinh ra mã xác thực khi không kết nối mạng. Tuy nhiên, bạn cần phải trả phí làm máy này. Và đây là một thiết bị nhỏ, dễ bị đánh cắp hoặc làm rơi rớt nên cần phải bảo quản cẩn thận.

Hiện nay một số ngân hàng sử dụng Token OTP như: Sacombank, ACB, HSBC, Tp bank,…

Smart OTP

Đây là kết hợp giữa SMS OTP và Token OTP. Kết hợp giữa 2 kiểu xác thực trên nên hình thức xác thực Smart OTP đảm bảo được tính an toàn tuyệt đối hơn. Và để sử dụng thì bạn cần phải đăng ký tại ngân hàng với tài khoản thanh toán của mình.

Mã OTP gửi về đâu?

Với ba hình thức xác thực mã OTP ở trên thì bạn đã hình dung được mã OTP được gửi về đâu chưa?

Khi bạn thực hiện các giao dịch online thì ngay bước hoàn thành giao dịch thì hệ thống sẽ gửi về số điện thoại mà bạn đăng ký tài khoản mã OTP. Dù bạn thực hiện trên điện thoại hay trên máy tính thì mã OTP vẫn gửi về số điện thoại của bạn.

ma-otp-khong-gui-ve-dien-thoai
Mã OTP không gửi về điện thoại

Điều đó có nghĩa là bạn muốn thực hiện được giao dịch online thì bên cạnh bạn phải có chiếc điện thoại mà bạn đã đăng ký và đương nhiên chiếc điện thoại đang hoạt động.

Tại sao mã OTP không gửi về điện thoại?

Có nhiều lý do dẫn đến việc giao dịch online của bạn bị gián đoạn, một trong lý do đó chính là mã OTP. Nếu mã OTP không gửi về điện thoại cho bạn thì không thể hoàn thành được thanh toán hóa đơn, không thể chuyển tiền, chuyển khoản,… Vậy tại sao lại như vậy nhỉ?

Số điện thoại đăng ký bị sai

Điều quan trọng nhất khi bạn đăng ký tài khoản online là bạn phải kê khai đầy đủ thông tin của mình cho bên ngân hàng như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email,… và một số thông tin cần thiết khác.

Nếu thông tin như số điện thoại thì tài khoản của bạn vẫn đăng ký thành công nhưng mà mã OTP lại không gửi đúng về điện thoại bạn mà gửi vào số nhầm kia, hoặc có thể là số điện thoại không xác định được. Vậy khi đăng ký tài khoản bạn phải đọc kỹ tất cả thông tin mà mình kê khai đã đúng chưa nhé.

Điện thoại của bạn ngoài vùng phủ sóng

Nếu bạn đến một nơi mà điện thoại ngoài vùng phủ sóng, không nhận được tín hiệu thì chắc chắn bạn sẽ không nhận được mã OTP mà ngân hàng gửi về mình. Đây chỉ là một lý do nhỏ thôi chứ hiện nay mạng di dộng hầu như phủ sóng toàn quốc. Đi đâu vẫn có thể nghe gọi điện thoại được.

Tuy nhiên, vùng phủ sóng của điện thoại bạn đăng ký chỉ trong phạm vi nước Việt Nam, nếu bạn ra khỏi Việt Nam thì bạn cũng không thể nhận được mã OTP và thực hiện giao dịch online của mình.

Sim điện thoại bị khóa

Khi cần nhập mã xác thực mà mã không gửi về điện thoại của mình như mọi khi thì bạn cần kiểm tra lại điện thoại của mình. Nếu điện thoại vẫn đang hoạt động thì dĩ nhiên lỗi này do sim điện thoại của bạn bị khóa.

Nếu trong thời gian dài bạn không sử dụng thì sim điện thoại của bạn bị khóa 1 chiều hoặc 2 chiều. Vậy thì lúc này mã OTP cũng không gửi về điện thoại của bạn như trước đây nữa.

Điện thoại bị chặn SMS

Trường hợp cũng rất nhiều người gặp phải khiến bạn bối rối không hiểu nguyên ngân tại sao. Đấy là do số điện thoại của bạn đã báo chặn hoặc spam tin nhắn của ai đó trong đó có cả tin nhắn đến của ngân hàng. Khi bị chặn SMS rồi thì tin nhắn sẽ không gửi về cho bạn được.

Mã OTP gửi về phần Smart OTP

Hiện nay nhiều ngân hàng sử dụng phương thức xác nhận mã OTP là Smart OTP nên mã OTP không gửi về tin nhắn SMS nữa mà gửi về phần mềm Smart OTP mà bạn đã đăng ký. Nếu bạn là người đăng ký hình thức này và sử dụng thì dễ dàng cho bạn. Nhưng nếu ngân hàng mặc định phương thức nhận mã OTP với những khách hàng mới đăng ký tài khoản online thì sẽ hơi khó khăn cho bạn.

Mã OTP không gửi về điện thoại phải làm sao?

Với các nguyên nhân mã OPT không gửi về điện thoại ở trên thì tất nhiên sẽ có cách xử lý, hướng giải quyết hết.

TH1: Số điện thoại đăng ký bị sai

Bạn có 2 cách để xử lý trường hợp này:

  • Cách 1: Gọi điện lên tổng đài để kiểm tra lại thông tin số điện thoại đăng ký của bạn và đổi số điện thoại.
  • Cách 2: Trực tiếp đến ngân hàng để kiểm tra thông tin và đổi lại số điện thoại đăng ký.

TH2: Điện thoại của bạn ngoài vùng phủ sóng

Nếu ngoài vùng phủ sóng như bạn ở một nơi quá xa khu vực phủ sóng thì bạn cần di chuyển lại nơi có sóng điện thoại mà thôi. Còn nếu bạn ra nước ngoài thì đành chịu cho việc thanh toán online này nhé.

TH3: Sim điện thoại bị khóa

Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì chúng tôi có 2 cách hướng dẫn bạn xử lý:

  • Cách 1: Gọi điện nhà mạng mà bạn đang sử dụng số điện thoại đăng ký tài khoản online yêu cầu mở chặn để sim điện thoại của bạn hoạt động lại bình thường.
  • Cách 2: Đến ngân hàng để đổi lại số điện thoại khác hoặc đổi lại phương thức xác nhận mã OTP như gửi qua gmail.

TH4: Điện thoại bị chặn SMS

Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì cách giải quyết như sau:

  • Đối với hệ điều hành Androi thì bạn vào mục tin nhắn, kiểm tra mục chặn và báo cáo spam, nếu có chặn số ngân hàng thì bạn gỡ chặn và yêu cầu gửi lại mã OTP là được.
  • Đối với hệ điều hành IOS thì bạn vào mục cài đặt > tin nhắn sau đó kiểm tra danh sách bị chặn và gỡ bỏ chặn ngân hàng.

TH5: Mã OTP gửi về phần Smart OTP

Với những ngân hàng mà mặc định gửi mã OTP về Smart OTP thì bạn phải cài đặt vào điện thoại mới báo mã OTP về điện thoại được. Còn nếu không cài đặt được và bạn muốn gửi về SMS thì bạn cần thay đổi phương thức xác nhận mã OTP bằng 2 cách sau:

  • Cách 1: Gọi điện đến tổng đài và yêu cầu thay đổi phương thức nhận mã OTP từ Smart OTP thành SMS OTP.
  • Cách 2: Đến trực tiếp ngân hàng để được xử lý thay đổi.

Lưu ý khi sử dụng mã OTP

  • Tuyệt đối KHÔNG tiếc lộ mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả ngân hàng nữa bạn nhé. Khi gửi mã OTP về điện thoại thì ngân hàng cũng đã có lưu ý nhưng vẫn có người bị lừa gạt để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bạn.
  • Khi nhập mã OTP để hoàn thành phần giao dịch: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm online thì bạn cần kiểm tra lại tất cả thông tin như số tài khoản người nhận, số tiền nhận, số tiền thanh toán,…
  • Nếu mất điện thoại thì bạn cần báo ngay cho ngân hàng để tạm khóa tài khoản của bạn nhé.
  • Để tránh trường hợp bị hack tài khoản thì bạn nên thay đổi mật khẩu thường xuyên để đảm bảo an toàn.

Tài khoản thanh toán online rất tiện lợi cho mọi người nhưng cũng bất tiện cho những ai chưa quen thuộc với nó, nhất là mã OTP, phương thức xác nhận cũng như gặp một số lỗi như trên.

Trên đây là chia sẻ của nganhang24h.vn về lý do tại sao ngân hàng không gửi mã OTP về điện thoại và cách xử lý của nó cũng như tất cả thông tin liên quan đến mã OTP mà bạn cần biết. Hi vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.