Thursday, 18 Apr 2024
Blog Thủ tục

Rút Tiền Trực Tiếp Trong Ngân Hàng Cần Những Thủ Tục, Giấy tờ Gì

Hằng ngày sẽ có rất nhiều người thực hiện giao dịch rút tiền thông qua qua các trạm rút tiền tự động- ATM hay làm việc trực tiếp với giao dịch viên tại các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng. Nhằm đảm bảo việc giao dịch được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện nhất thì bạn nên tham khảo bài viết Rút tiền trực tiếp trong ngân hàng cần những thủ tục, Giấy tờ gì?  dưới đây sẽ giúp cho bạn có những thông tin hữu ích khi muốn thực hiện giao dịch rút tiền mặt tại ngân hàng.

Tại sao phải rút tiền mặt tại ngân hàng ?

Ngày nay nhiều người có tiền và chọn giải pháp đầu tư “ gửi tiết kiệm vào ngân hàng ” được xem là giải pháp đầu tư đơn giản nhất để kiếm lời trên đồng tiền. Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì thường đến ngày đáo hạn khách hàng sẽ nhận được cả gốc và lãi theo quy định. Nhưng để nhận được tiền lãi hoặc nhiều người muốn tất toán sổ tiết kiệm không tiếp tục gửi nữa thì khách hàng cần làm thủ tục để rút tiền tại ngân hàng.

Khi bạn bị mất thẻ ATM hoặc thẻ ATM của bạn bị hỏng mà bạn đang cần khoảng tiền mặt để tiêu xài thì bạn phải đến trực tiếp ngân hàng để rút thôi. Nhưng chú ý khi bạn mất thẻ ATM, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy gọi ngay tới ngân hàng yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản tạm thời để đề phòng trường hợp ai đó nhặt được nhưng  không  thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền … từ thẻ của bạn.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng

Việc bạn có một tài khoản ngân hàng nào đó sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích hữu hiệu trong thời đại công nghệ 4.0 này như:

  • Độ an toàn: Khi bạn có một số tiền lớn mà phải cất ở nhà mình thì rủi ro bị mất trộm là khá lớn, bạn luôn bất an, lo lắng khi phải giữ tiền nhưng nếu bạn gửi số tiền đó vào tài khoản ngân hàng thì mọi điều lại trái ngược lại.
  • Sinh lời: Nếu chọn giải pháp đầu tư đơn giản nhất đối với đồng tiền thì gửi tiền vào tài khoản ngân hàng sẽ đem lại khoản lời kha khá mà chẳng cần vắt óc kinh doanh.
  • Linh hoạt: Bạn có thể linh hoạt trong khâu rút tiền, chuyển tiền vào bất cứ thời gian nào bạn thích
  • Thanh toán không dùng tiền mặt: Bạn có thể trả các hóa đơn điện, hóa đơn nước, hoặc các khoản hóa đơn tiêu dùng khác thông qua dịch vụ Internet banking rất nhanh chóng.

Tham khảo thêm: Nên mở tài khoản ngân hàng nào tốt nhất

Rút tiền mặt trong ngân hàng cần thủ tục, giấy tờ gì?

Trường hợp rút tiền khi bị mất thẻ ATM

Trong thời gian chờ đợi làm lại thẻ ATM bị mất mà bạn có nhu cầu tiền mặt thì bạn chỉ cần mang chứng minh thư nhân dân còn thời hạn hiệu lực đến phòng giao dịch chi nhánh ngân hàng gần nhất để rút tiền mặt. Bạn chỉ việc điền đầy đủ thông tin vào tờ khai mà giao dịch viên đưa cho bạn, đồng thời chữ ký của bạn phải đúng với chữ ký mà bạn đăng ký làm thẻ là bạn có thể rút được tiền từ tài khoản của mình.

Trường hợp rút tiền lãi từ sổ tiết kiệm của bạn

Đối với trường hợp tham gia đầu tư với hình thức gửi sổ tiết kiệm này, khi muốn rút tiền thì bạn phải đến trực tiếp chi nhánh hoặc phòng giao dịch ngân hàng để thực hiện giao dịch. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm có : Chứng minh thư nhân dân còn thời hạn hiệu lực, sổ tiết kiệm của bạn.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Tham khảo thêm: Hướng dẫn Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

Quy trình rút tiền tiết kiệm như thế nào

Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều cạnh tranh với nhau và tạo ra nhiều gói sản phẩm gửi tiết kiệm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng như: Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm AUD ưu đãi, tài khoản tiết kiệm tích lũy và đầu tư…

Với các tài khoản gửi tiền thông thường, ngân hàng yêu cầu chính chủ sở hữu của sổ tiết kiệm đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền theo trình tự như sau:

Bước 1: Xuất trình sổ tiết kiệm.

Bước 2: Nếu là cá nhân trực tiếp gửi tiền, bạn chỉ cần xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực cho giao dịch viên.

Bước 3: Trong trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài thủ tục trên còn phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Bước 4: Ký vào giấy rút tiền, nhớ ký đúng với mẫu chữ ký đã đăng ký gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Trường hợp chủ sổ tiết kiệm vì lý do nào đó không thể đến trực tiếp ngân hàng để rút tiền thì được phép ủy quyền cho người khác lãnh thay. Việc ủy quyền phải được được thực hiện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và yêu cầu đề ra của ngân hàng.

Tham khảo thêm: Số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm là bao nhiêu

Rut-tien-truc-tiep-tai-ngan-hang-can-thu-tuc-giay-to-gi.
Rút tiền trực tiếp tại ngân hàng

Người được ủy quyền cũng cần  phải thực hiện thủ tục rút tiền theo các bước sau:

Bước 1 : Xuất trình sổ tiết kiệm.

Bước 2 : Xuất trình giấy ủy quyền.

Có 2 loại giấy ủy quyền :

  • Loại giấy ủy quyền được lập ngay tại ngân hàng thì không cần xác nhận gì thêm của chính quyền.
  • Loại giấy ủy quyền không được lập bởi ngân hàng thì cần phải có thêm xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định.

Bước 3 : Xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực của người được ủy quyền.

Bước 4 : Ký vào giấy rút tiền.

Tham khảo thêm: Nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng hay bưu điện để lãi suất cao

Phí rút tiền trực tiếp tại ngân hàng

Mỗi ngân hàng đều đưa ra cho riêng mình một biểu phí rút tiền khác nhau cho khách hàng nhưng nhìn chung thì việc thu phí khi rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch chi nhánh ngân hàng sẽ có 2 trường hợp sau :

  1. Rút tiền tại chi nhánh ngân hàng mà bạn mở tài khoản: Hầu hết toàn bộ các ngân hàng đều không thu phí khi bạn rút tiền trực tiếp tại đại chỉ chi nhánh ngân hàng mà bạn mở thẻ.
  2. Rút tiền tại chi nhánh khác địa bàn mở thẻ: Đối với trường hợp này thì mỗi ngân hàng sẽ có quy định về việc áp dụng thu phí rút tiền khác nhau, đơn cử 1 số ngân hàng như:
  • Vietcombank sẽ tính phí 0,03%/số tiền rút và tối thiểu là 20.000 đồng và tối đa là 2.000.000 đồng.
  • BIDI thì miễn phí nếu bạn rút dưới 500 triệu và thu phí 0,01%/tổng tiền rút nếu bạn rút số tiền trên 500 triệu đồng.
  • Techcombank sẽ tính mức phí là 0,03% trên tổng số tiền bạn rút.

Có thể rút hết tiền trong thẻ ATM không và cách rút hết

Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ tốt nhất, gia tăng các tiện ích hoặc nhằm mục đính hạn chế tài khoản ảo thì mỗi ngân hàng đều có mức quy định số dư tối thiểu trong tài khoản ATM thường từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng tùy thuộc vào từng ngân hàng.

Còn nếu bạn muốn rút hết số tiền trong tài khoản ATM của mình thì chỉ còn cách duy nhất là ngừng việc giao dịch vô cùng tiện lợi bằng thẻ ATM. Bạn ra chi nhánh ngân hàng nơi cấp phát thẻ ATM cho bạn và yêu cầu giao dịch viên khóa thẻ và làm thủ tục rút hết tiền trong tài khoản thẻ.

Các thắc mắc khác về rút, nạp, chuyển tiền xem nhiều hơn tại trang InFoFinance.vn

Tôi cam đoan với bạn rằng bạn chắc chắn sẽ phải một vài lần phải đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền vì lý do nào đó. Bởi vậy, những thông tin trên mà nganhang24h.vn cung cấp, Rút Tiền Trực Tiếp Trong Ngân Hàng Cần Những Thủ Tục, Giấy tờ Gì  sẽ giúp ích được cho bạn trong việc thực hiện việc rút tiền tại ngân hàng được nhanh chóng nhất.

Bài viết bạn có thể muốn biết: