Thursday, 28 Mar 2024
Kiến thức chuyên môn

VAMC Là Công Ty Gì? Xử Lý Nợ Xấu Như Thế Nào?

VAMC Là Công Ty Gì? Xử Lý Nợ Xấu Như Thế Nào? Đó có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người trong tình hình thị trường kinh tế tự do ngày nay, cùng với đó vấn đề nợ xấu vẫn đang là một trong những vấn đề nan giải của nền kinh tế Việt Nam ta. Vậy để giải quyết vấn đề trên, hãy cùng nganhang24h.vn tìm hiểu bài viết sau đây nhé 

Công ty VAMC

Công ty VAMC là tên viết tắt của VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY còn được biết đến với cái tên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

VAMC chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/10/2013 trích dẫn lời tự giới thiệu thì VAMC là “công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế”.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Công ty VAMC có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng và 100% thuộc quyền sở hữu của nhà nước dưới sự quản lý của thanh tra, giám sát thuộc ngân hàng nhà nước.

Những hoạt động của công ty VAMC

Công ty VAMC được biết đến như một tổ chức thu mua và giải quyết vấn đề nợ xáu cho các doanh nghiệp tín dụng vậy cụ thể thì hoạt động của công ty VAMC là gì

  • Mua lại nợ xấu từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng
  • Tiến hành thu hồi nợ, xử lý giải quyết các tài sản có liên quan
  • Tiến hành xem xét đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiến hành khai thác sử dụng, cho thuê các tài sản đã được tịch thu thay nợ
  • Cơ cấu giải quyết các khoản nợ xấu chuyển thành vốn, cổ phần của khách hàng cho vay
  • Quản lý, giám sát, kiểm tra tài sản đã tịch thu có liên quan đến nợ xấu bao gồm hồ sơ và tài liệu liên quan
  • Tư vấn, môi giới giải quyết thế chấp nợ xấu và tài sản liên quan
  • Tổ chức bán đấu giá, mua bán nợ xấu và các tài sản giải quyết nợ xấu liên quan
  • Tiến hành bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng gặp tình trạng nợ xấu

Khối lượng nợ xấu được công ty VAMC tập trung xử trong thời gian những năm gần đây tương đối lớn, ngoài nỗ lực giảm thiểu tình trạng nợ xấu của bản thân các công ty tín dụng thì VAMC đã giúp giãn nợ xấu đáng kể cho các ngân hàng trong thời gian qua. [content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Mặc dù nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng giảm nhưng không có nghĩa tỉ lệ nợ xấu ở ngân hàng nào cũng thấp, một số ngân hàng mặc cho rủi ro cao mà vẫn chạy theo các khoản tín dụng lớn để hưởng lợi cao dẫn đến trình trạng nợ xấu không thể chi trả. Vậy để giải quyết vấn đề này công ty VAMC đã làm như thế nào.

Có thể bạn quan tâm: Hệ số Thanh Toán Nhanh Là Gì

VAMC giải quyết nợ xấu như thế nào

Xét cho cùng bằng mọi con đường thì mục tiêu cuối cùng của VAMC được tạo nên là để giải quyết tình trạng nợ xấu của nền kinh tế.Thông thường VAMC sẽ mua lại nợ xấu từ các công ty tín dụng bằng “tiền” sau đó tìm cách giải quyết vấn đề này theo hướng tối ưu nhất. Việc giải quyết một vấn đề nợ xấu trung bình kéo dài 05 năm, bên cạnh đó yêu cầu một tiềm lực kinh tế mạnh số tiền này thường được trích từ ngân sách quốc gia.

VAMC ban hành trái phiếu đặc biệt

Điều này giúp giảm thiểu tình trạng sử dụng ngân sách bơm tiền vào nền kinh tế để giải quyết tình trạng nợ xấu, VAMC sẽ mua lại nợ xấu theo giá trị trường và chi trả bằng trái phiếu cho doanh nghiệp, công ty tín dụng.

vamc-la-gi1
VAMC là gì

Loại trái phiếu đặc biệt này có lãi suất 0% và hàng năm ngân hàng phải trích 20% mệnh giá trái phiếu cho việc chuẩn bị các tình trạng rủi ro. Khi hết hạn mà VAMC vẫn chưa giải quyết được nợ xấu thì tổ chức tín dụng phải dùng trái phiếu này mua lại nợ xấu từ VAMC.

Lợi ích từ loại trái phiếu đặc biệt này là các tổ chức tín dụng có thể dùng nó để chiết khấu việc mượn tiền từ ngân hàng nhà nước nhưng tỷ lệ tái cấp vốn vẫn do ngân hàng nhà nước quyết định vậy nên sức mạnh của loại trái phiếu này vẫn chưa được đảm bảo.

VAMC bơm tiền vào nền kinh tế

Khi sức hấp dẫn của công cụ trái phiếu đặc biệt còn chưa cao, trên thực tế lại không được đánh giá như một giải pháp toàn diện. Áp lực đặt nặng lên các công ty tài chính khi số tiền nhận được bao gồm cả một phần rủi ro khi VAMC không giải quyết nợ xấu thì họ phải mua lại bằng đúng mệnh giá của trái phiếu đặc biệt mà lãi suất bằng 0%.

Mấu chốt ở đây là các tổ chức tín dụng có thể vay tiền từ ngân hàng trung ương từ trái phiếu, đối với các ngân hàng có mức nợ xấu cao thì họ lại đẩy gánh nặng lên ngân hàng nhà nước để tiếp tục tồn tại.

Hành động này là nguyên nhân ngân hàng nhà nước bơm tiền vào nền kinh tế để giải quyết tạm thời khủng hoảng, bù đắp vào lỗ hổng. Như vậy vấn đề trái phiếu vãn xoay quanh việc chủ yếu là ngân hàng nhà nước bơm tiền vào các công ty tín dụng để bù đắp tạm thời, đối với các tổ chức cso mức nợ xấu thấp hoặc có thể che dấu thì họ sẽ không muốn bán nợ cho VAMC.

Vấn đề này tạo ra một rủi ro lớn cho nền kinh tế gây nên mức lạm phát cao nếu VAMC không thể giải quyết tình trạng nợ xấu trong khi đã bơm tiền vào các tổ chức tín dụng.

vamc-la-gi2
VAMC giải quyết nợ xấu như thế nào

Cơ hội và thách thức cho VAMC

Điểm mạnh của VAMC

  • Đã xác định được cơ sở hạ tầng, vật chất và cơ sở cho việc xử lý mua bán nợ các tài sản thế chấp liên quan
  • Đã thực hiện được các bước đầu trong công tác toàn diện giải quyết, phân loại sắp xếp nợ, tài sản thế chấp nợ liên quan và khách hàng

Điểm yếu của VAMC

  • Hệ thống pháp lý cho việc mua bán giải quyết nợ xấu ở Việt Nam còn yếu kém, nhiều quyết định, giải pháp chưa được ban hành
  • Thủ tục hành chính phức tạp
  • Nguồn lực ngân sách tài chính quốc gia còn gặp khó khăn về nhiều mặt
  • Việc mua bán, thế chấp tài sản liên quan còn nhiều bất cập, phụ thuộc nhiều vào thị trường bất động sản

Cơ hội cho VAMC

  • Cơ hội xây dựng được một hệ thống cơ chế hoàn chỉnh từ kinh nghiệm của các công ty quốc tế đi trước
  • Triển vọng giải quyết tình trạng nợ xấu đưa nền kinh tế đi lên
  • Giảm bớt tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản tăng cường việc mua bán
  • Nguồn FDI, ODA dồi dào
  • Chiếm được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài

Nguy cơ cho VAMC

  • Thị trường hoạt động không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
  • Không giảm bớt được tình trạng nợ xấu của nền kinh tế
  • Đẩy quá nhiều tiền vào nền kinh tế gây nên lạm phát
  • Không định giá đúng tài sản thế chấp liên quan gây thua lỗ, mất ổn định

Thông qua bài viết trên nganhang24h.vn mong có thể đó cung cấp những thông tin bổ ích, kiến thức cần thiết và giải đáp được những thắc mắc cho bạn đọc về VAMC là công ty gì, xử lý nợ xấu như thế nào. 

Mốt số bài viết tham khảo thêm: