Sunday, 28 Apr 2024
Blog

Những điều cần biết khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được quy định tại Luật thương mại phát hành năm 2005. Ngoài tòa án, trọng tài chính là cơ quan được các bên chọn để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cho các bạn tham khảo.

Điều kiện cần khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Theo quy định tại điều 5 luật trọng tài thương mại 2010, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Hai bên có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận không nằm trong trường hợp bị vô hiệu theo điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân đã qua đời, mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế, người đại diện pháp luật của người đó ngoại trừ các trường hợp các bên có những thỏa thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức cần chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực với các tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có các thỏa thuận khác theo quy định.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có nguyên tắc gì?

  • Trọng tài viên cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm trái với đạo đức xã hội.
  • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, tuân thủ các quy định pháp luật đề ra.
  • Hai bên tranh chấp cần bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài cần có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bản thân.
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết của trọng tài thương mại chính là phán quyết chung thẩm.

Ưu thế vượt trội khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

  • Khác với tố tụng của tòa án được quy định bởi Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng để giải quyết tất cả các việc trong lĩnh vực dân sự, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại không quá phức tạp. Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp hỗ trợ đẩy nhanh thời gian giải quyết mâu thuẫn. Thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp bậc xét xử ở tòa án, hạn chế tốn kém về thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp.
  • Được lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn các chuyên gia có chuyên môn, trình độ cao cùng kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong ngành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp giữa hai bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp công bằng.
  • Trọng tài viên cần tôn trọng tính bảo mật thông tin cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai. Nhờ vậy, các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo uy tín trên thương trường.
  • Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận của các bên mà không cần phụ thuộc vào quyền lực của nhà nước.
  • Phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án chính thức của tòa án và bắt buộc các bên phải thi hành. Nếu đem thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài thương mại có thể được đưa thẳng đến cơ quan thi hành án để được cưỡng chế thi hành. Phán quyết của trọng tài cũng có thể được công nhận, thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên công ước New York về công nhận cho thi hành án phán quyết của trọng tài nước ngoài.

Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay bởi tính nhanh chóng và bảo mật cao. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.