Sunday, 28 Apr 2024
Cuộc Sống

1 cây sắt phi 20 nặng bao nhiêu kg, dài bao nhiêu mét, giá bao nhiêu tiền 2024?

1 cây sắt phi 20 nặng bao nhiêu kg? Sắt phi 20 dài bao nhiêu mét? Sắt phi 20 giá bao nhiêu tiền? Là những câu hỏi đang được rất nhiều người trong xây dựng quan tâm. Để giải đáp cho những câu hỏi trên một cách chính xác, cụ thể, cùng nganhang24h.vn theo dõi bài viết sau nhé!

Sắt phi 20 là gì?

Sắt phi 20 đang là một loại sắt được ứng dụng trong ngành xây dựng hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên, khái niệm sắt phi 20 là gì vẫn là một vấn đề được nhiều người tìm kiếm. Sắt phi 20 có đường kính ngoài (cắt ngang) d = 20mm.

Chúng được tạo thành trong quá trình tôi luyện ở nhiệt độ cao, sau đó làm lạnh nhanh và tạo nên một thanh sắt dài có khả năng chịu lực cao, dễ uốn cong và dễ dàng cắt, áp dụng trong ngành xây dựng khá phổ biến.

1 cây sắt phi 20 nặng bao nhiêu kg?

Sắt phi còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như: sắt tròn phi 20, sắt xây dựng phi 20, sắt cây phi 20,… Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị sản xuất sắn phi 20. Chúng được ứng dụng trong xây dựng như: làm móng, dầm, khung nhà tiền chế, cột bê tông,… Và chúng được bày bán khắp các cửa hàng, đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng trên toàn quốc.

1 cây sắt phi 20 nặng bao nhiêu kg?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người trong việc sử dụng cũng như vận chuyển loại sắt này. Để xác định 1 cây sắt phi 20 nặng bao nhiêu kg, thông thường, người ta sẽ áp dụng theo công thức tính như sau:

m = [7850 * L * 3,14 * d2]/4

Trong đó:

7850: chính là trọng lượng chung của 1 mét khối thép (kg)

m: Là trọng lượng của lượng sắt phi cần tính (kg)

L: Là chiều dài của cây sắt(m)

d: Là đường kính của cây sắt (m)

3.14: Đây là số Pi

Áp dụng theo công thức này, ta có thể tính ra được 1 cây sắt phi 20 có trọng lượng nặng là 28,84 kg. Công thức này ngoài giúp tính được trọng lượng của cây sắt phi 20 thì nó còn giúp tính được khối lượng của các loại sắt phi khác, với độ dài bất kỳ. Bạn có thể nắm vững công thức và áp dụng khi tính khối lượng các loại sắt tương tự khác.

1 cây sắt phi 20 dài bao nhiêu mét?

Trên thị trường có rất nhiều loại sắt phi khác nhau, tuỳ thuộc vào kích thước và độ dài mà được phân định theo từng loại. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn rằng, tất cả sắt phi đều có chiều dài bằng nhau.

Trên thực tế, sắt phi 20 sẽ được áp dụng theo tiêu chuẩn chung trong xây dựng là từ sắt phi 10 trở đi sẽ áp dụng chung một độ dài cho sắt phi trong xây dựng. Vì vậy, một cây sắt phi 20 có độ dài là 11,7 mét. Đây được xem là tiêu chuẩn chung áp dụng cho sắt phi 20 trong các nhà sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc.

Việc áp dụng tiêu chuẩn độ dài đó cho sắt phi 20, giúp đảm bảo an toàn và đảm bảo chất lượng trong ngành xây dựng. Trong quá trình sử dụng, bạn cũng có thể yêu cầu được cắt ngắn theo mong muốn.

1 cây sắt phi 20 giá bao nhiêu tiền?

Sắt phi 20 được rất nhiều công trình xây dựng lựa chọn, bởi tính chất của nó cũng như giá thành phải chăng. Trên thị trường, có rất nhiều nhà sản xuất cho ra đời loại sắt phi 20 chất lượng. Giá cả của từng đơn vị sản xuất cũng có sự chênh lệch nhau khá nhiều. Cụ thể như trong bảng sau:

Đơn vị sản xuất Đơn giá (đồng/cây) Đơn vị tính
Sắt phi 20 Hoà Phát 302.925 Cây (11.7 mét)
Sắt phi 20 Miền Nam 274.075 Cây (11.7 mét)
Sắt phi 20 Việt Đức 305.810 Cây (11.7 mét)
Sắt phi 20 Việt Ý 302.925 Cây (11.7 mét)
Sắt phi 20 Việt Nhật 334.660 Cây (11.7 mét)

Như vậy, giá sắt phi 20 tại các đơn vị sản xuất có mức dao động trong khoảng 300.000 đồng/ cây. Tuy nhiên, đây chỉ là giá tham khảo ở thời điểm hiện tại. Tuỳ vào từng thời điểm, cửa hàng cung cấp,… Mà giá của sắt phi 20 cũng có sự thay đổi ít nhiều. Bạn có thể đến các cửa hàng cung cấp sắt phi 20 uy tín gần mình nhất để được cung cấp một mức giá chính xác, cụ thể nhất.

Quy trình sản xuất sắt phi 20 như thế nào?

Quy trình sản xuất sắt phi 20 nói riêng và các loại sắt phi khác nói chung đều tương đối phức tạp. Thông thường, sắt phi 20 sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

Giai đoạn đầu

Đầu tiên, tiến hành loại bỏ các tạp chất và xử lý oxy có trong quặng sắt, lúc nó ở dạng lỏng, gang đúc. Áp dụng công nghệ cao, với lò gió nóng lên tới 1.000 đến 1.200 độ sẽ giúp quá trình loại bỏ các tạp chất được thực hiện hiệu quả.

Tạo dòng thép nóng chảy

Sau khi xử lý quặng sắt xong, dẫn tới lò BOF thì kim loại này bắt đầu nóng chảy. Tại giai đoạn này, kim loại này tiếp tục nóng chảy và tách tạp chất ra giữa các thành phần hoá học. Đây cũng là giai đoạn để xác định chất lượng của sắt.

Đúc tiếp liệu

Đây là công nghệ chiếm 96% tổng sản lượng sắt trên thị trường. Sau khi áp dụng công nghệ đúc tiếp liệu, kim loại sẽ tạo thành dòng thép nóng chảy đưa tới lò đúc phôi. Đây là quá trình tạo ra phôi phép, cán thành thép nguội và thanh vằn thành phẩm.

Cán thép

Đây là giai đoạn cuối cùng để tạo thành thành phẩm sắt phi 20 có trên thị trường để bạn sử dụng. Những phôi thép khi tạo thành sẽ đưa vào nhà máy chuyên dụng và tiếp tục cán thành thép thành phẩm, sau đó đưa vào sử dụng.

Những lưu ý khi sử dụng sắt phi 20 bạn nên biết

Trong quá trình sử dụng sắt phi 20, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau để quá trình thi công được diễn ra thuận tiện, hiệu quả hơn:

+ Sắt phi có khối lượng và kích thước lớn hơn nhiều các loại sắt phi khác. Nên khi lựa chọn, cần hỏi ý kiến người có kinh nghiệm, người bán hàng để được tư vấn sắt phi phù hợp. Không phải sắt to, nặng là tốt nhất, phù hợp nhất.

+ Cần tìm hiểu và phân biệt được sắt phi 20 thật – giả, tránh mua trúng sắt phi 20 kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến công trình xây dựng của bạn. Thông thường, sắt phi 20 thật sẽ có màu xanh đen, nhiều nếp gấp, chi tiết tinh xảo.

+ Nên mua sắt phi 20 ở những địa chỉ uy tín, chính hãng, đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất, đúng chuẩn.

+ Nên hỏi giá cả rõ ràng trước khi mua. Thông thường, sắt phi càng lớn thì giá tiền càng cao.

+ Nên tìm hiểu và so sánh nhiều địa điểm cung cấp sắt phi 20 để đưa ra lựa chọn tốt nhất với mức giá tiết kiệm nhất.

Bài viết giúp giải đáp những thắc mắc 1 cây sắt phi 20 nặng bao nhiêu kg, dài bao nhiêu mét, giá bao nhiêu tiền. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, và dễ dàng trong việc tính toán lượng sắt phù hợp trong xây dựng.