Wednesday, 1 May 2024
Doanh nghiệp Kiến thức chuyên môn

MD là gì trong kinh doanh? Sự khác nhau giữa Managing Director và CEO

Mỗi doanh nghiệp muốn phải triển thì đều có MD – Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy MD là gì trong kinh doanh? Liệu có sự khác nhau về Managing Director và CEO không? Hãy cùng Ngân Hàng 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về MD là gì trong kinh doanh

MD là gì?

Managing Director trong kinh doanh là chức vụ quản lý cao cấp trong hệ thống doanh nghiệp hoặc tổ chức. Người giữ chức vụ này có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của công ty. Managing Director thường được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị và có vai trò quan trọng trong xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty.

Công việc, chức năng của Managing Director gồm những gì?

Thứ nhất là lên chiến lược lãnh đạo. Managing Director đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Họ phải có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định chiến lược để đảm bảo sự phát triển và thành công.

Thứ hai là quản lý hoạt động. Họ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty. Cần đảm bảo rằng các quy trình và quy định được thực hiện. Đồng thời các bộ phận hoạt động hiệu quả và tăng khả năng đạt mục tiêu. Bên cạnh đó còn giám sát các bộ phận chức năng khác.

md là gì trong kinh doanh
Quản lý và điều hành hoạt động mỗi ngày trong doanh nghiệp

Thứ ba là đại diện doanh nghiệp. Đại diện cho công ty trong các cuộc họp, sự kiện và giao dịch với các bên liên quan như cổ đông, đối tác kinh doanh, khách hàng và cơ quan quản lý. Khả năng giao tiếp tốt và xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan là điều cần có để đảm bảo quan hệ kinh doanh rộng rãi.

Thư tư, có kỹ năng quản lý nhân sự. Đó là trách nhiệm quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự. Họ cần đảm bảo rằng công ty có đủ nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc. Bạn sẽ thường thấy MD xuất hiện trong buổi tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên trong những doanh nghiệp lớn.

Thứ năm là phải xây dựng và duy trì quan hệ đối tác. Managing Director thường chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì quan hệ với các đối tác kinh doanh quan trọng. Họ cần làm việc chặt chẽ với các bên liên quan để tạo ra cơ hội kinh doanh và đảm bảo sự hài lòng của đối phương.

md là gì trong kinh doanh
Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp

Thứ sáu là phát triển và thực hiện chính sách doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách, quy định công ty. Thường xuyên kiểm tra xem các chính sách này có phù hợp với quy định pháp luật và đáp ứng được các yêu cầu nội bộ và bên ngoài của công ty hay không.

Và cuối cùng, đó là định hướng và phát triển doanh nghiệp. Họ phải định hướng và phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Luôn theo dõi các xu hướng trong ngành, đánh giá các cơ hội mới và thúc đẩy sự đổi mới để đảm bảo sự cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.

Xem thêm: SME là gì trong ngân hàng? Viết tắt của từ gì?

Điểm khác nhau giữa Managing Director và CEO

Thực ra cả Managing Director (MD) và Chief Executive Officer (CEO) đều mang ý nghĩa là Giám đốc điều hành. Về cơ bản, hai vị trí này đều là 1 và cùng có chức năng quản lý công việc như nhau. Thế nhưng tùy vào quy định mỗi quốc qua sẽ có sự khác biệt một chút.

Chẳng hạn như ở Vương quốc Anh sẽ sử dụng Managing Director, còn ở Mỹ thì sử dụng Chief Executive Officer. Cả hai nước này đều sử dụng cùng một chức năng công việc nhưng chỉ khác ở tên gọi.

md là gì trong kinh doanh
Chức năng công việc ở mỗi quốc gia không hề cố định và giống nhau

Tại Việt Nam thì có sự khác biệt hơn, có những công ty đều tồn tại cả Managing Director và Chief Executive Officer. Một số công ty khác thì chỉ có CEO hoặc chỉ có MD. Thế nhưng ở nước ta thì khái niệm CEO phổ biến và được dùng rộng rãi hơn. Những điểm khác nhau về hai vị trí này ở Việt Nam như sau:

Managing DirectorChief Executive Officer
Vị tríĐứng sau CEOĐứng sau Hội đồng quản trị
Trách nhiệmĐiều hành hoạt động kinh doanh của công tyĐiều hướng và quản lý chiến lược của công ty
Chức năngHỗ trợ trong việc quản lý chung trong công việc công tyCó tầm nhìn chiến lược, thực hiện ngắn kết hoạt động ngoài và trong công ty
Ủy quyềnNhận lệnh và báo cáo cho CEOBáo cáo cho Hội đồng quản trị
Báo cáoChịu trách nhiệm về hoạt động công ty và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc/ hội đồng quản trịChịu trách nhiệm về quyết định kinh doanh và phát triển công ty trước Hội đồng quản trị.
So sánh Managing Director và Chief Executive Officer tại Việt Nam

Tuy nhiên ở bảng so sánh trên chỉ là sự khác biệt về cơ bản. Không có nghĩa là nó đúng hoàn toàn ở mọi công ty tại Việt Nam. Tùy thuộc vào quyết định của mỗi doanh nghiệp nên công việc cũng như trách nhiệm sẽ có sự thay đổi.

Xem thêm: Nhân viên tư vấn tài chính là làm những gì? Cần kỹ năng gì?

Điều kiện để làm Managing Director là gì?

Như đã đề cập những thông tin ở trên, bạn ắt hẳn hiểu được một phần nào đó về công việc cũng như trách nhiệm nặng nề của vị trí này. Vậy nên, để leo lên được vị trí Giám đốc kinh doanh không hề đơn giản, gần như đánh đổi những năm tháng tuổi trẻ để có được khả năng nắm bắt và độ nhanh nhạy cũng như kinh nghiệm từng trải.

Đối với vị trí Managing Director cần có một trong những thứ sau để hỗ trợ trong công việc:

  • Tích lũy kinh nghiệm khi còn là nhân viên, trưởng nhóm,… cho đến vị trí giám đốc. Việc tích lũy kinh nghiệm là điều ưu tiên hàng đầu và cũng là nhân tố quan trọng trong việc tuyển chọn.
  • Có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Vì khi năng lực học tập của bạn được nâng cao thì càng có uy tín hơn.
  • Xây dựng mạng lưới mối quan hệ rộng rãi đẻ có thể học tập và giao lưu. Đồng thời còn phát triển thêm một số kỹ năng phục vụ cho công việc.
  • Có kinh nghiệm làm việc trong những doanh nghiệp lớn.
md là gì trong kinh doanh
Điều kiện để làm vị trí này không hề dễ dàng

Xem thêm: Tài khoản hao mòn tài sản cố định là gì? Và hướng dẫn cách hoạch toán.

Kỹ năng cần có để làm Managing Director

Tất nhiên kỹ năng là điều không thể thiếu đối với vị trí này. Bởi vì bạn phải quản lý nhiều người theo cách hiệu quả nhất và không được sai sót. Đồng thời còn phải lên chiến lược phát triển lâu dài:

  • Có kiến thức về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang thực hiện kinh doanh.
  • Kỹ năng lãnh đạo.
  • Kỹ năng quản lý nhân sự.
  • Kỹ năng tổ chức.
  • Có tầm nhìn xa và dài hạn.
  • Có sự sáng tạo và biết cách đổi mới phù hợp với doanh nghiệp.

Những liệt kê trên đây chỉ là những điều thường được chia sẻ từ kinh nghiệm của những người làm MD và CEO. Vậy nên ở thực tế, một giám đốc điều hành cần nhiều kỹ năng hơn để thực hiện công việc của mình.

Xem thêm: GDP là gì? Cách tính và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế quốc gia.

Mức lương của Managing Director bao nhiêu?

Dựa vào thống kê của trang VietNam$alary, mức lương của giám đốc điều hành giao động từ mức thấp nhất là 20 triệu/ tháng đến cao nhất là 200 triệu/ tháng. Đây quả là mức lương đáng mơ ước của rất nhiều người nhưng kèm theo đó là trách nhiệm cực kỳ nặng.

Mức lương trung bình rơi vào khoảng 63 triệu/ tháng. Phỏng theo lương dựa trên kinh nghiệm thì có:

  • Kinh nghiệm từ 5 đến 9 năm: khoảng 67 triệu/ tháng.
  • Kinh nghiệm từ 9 đến 20 năm: khoảng 72 triệu/ tháng trở lên.
md là gì trong kinh doanh
Mức lương trung bình của Giám đốc điều hành

Bên cạnh đó, mức lương còn phụ thuộc vào khu vực bạn làm việc. Ví dụ như làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhiều hơn so với mức lương trong nước. Nếu tính bình quân lương tại Việt Nam thì chúng ta sẽ có:

  • Khu vực Hà Nội: trung bình 53.5 triệu/ tháng.
  • Khu vực Hồ Chí Minh: trung bình 76.7 triệu/ tháng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về MD là gì trong kinh doanh dành cho bạn. Qua bài viết này, Ngân Hàng 24h hy vọng có thể giúp được bạn trong việc tìm hiểu về những điều liên quan đến công việc cũng như vị trí của Giám đốc điều hành Managing Director.