Friday, 3 May 2024
Kinh Doanh

Ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh hay nhất 2024

Đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh là cả hai bên cùng hợp tác và hướng đến lợi ích chung cũng như đạt thỏa thuận hài lòng. Đây là kiểu đàm phán Win – Win, đôi bên cùng có lợi. Hãy cùng Ngân Hàng 24h tìm hiểu thêm về cách đàm phán này cũng như ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh thực tế qua bài viết dưới đây.

Đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh là gì?

Đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh là phương pháp đàm phán tập trung vào việc xây dựng một môi trường hợp tác, tôn trọng ý kiến và quan điểm của đối tác. Đồng thời còn tìm kiếm giải pháp đôi bên để đạt được sự thỏa thuận mà cả hai bên đều hài lòng.

Phương pháp này mang tính linh hoạt, sáng tạo. Trọng tâm của loại hình đàm phán này là xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo ra giá trị bền vững cho tất cả các bên liên quan như môi trường hợp tác, giải pháp có lợi cho đôi bên,…

ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh
Đàm phán kiểu mềm tìm kiếm giải pháp đôi bên để đạt được sự thỏa thuận

Xem thêm: Trong kinh doanh yếu tố nào quan trọng nhất quyết định thành bại

Nguyên tắc đàm phán kiểu mềm

Để có được cuộc đàm phán kiểu mềm thì hai bên phải có nguyện vọng chung về kết quả của cuộc đàm phán. Quá trình diễn ra đàm phán tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, tôn trọng ý kiến và tạo ra giải pháp đôi bên. Dưới đây là một số nguyên tắc chính trong đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh:

  • Tạo ra một môi trường thoải mái, cởi mở và không căng thẳng. Khuyến khích sự tương tác tích cực, lắng nghe và chia sẻ ý kiến của các bên.
  • Lắng nghe kỹ lưỡng, tôn trọng và đánh giá cao ý kiến và giá trị của đối tác. Xây dựng lòng tin và sự tôn trọng trong quá trình đàm phán.
  • Không chỉ tập trung vào lợi ích riêng, mà cả hai bên cùng tìm kiếm các giải pháp có lợi cho cả hai phía. Linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm kiếm các giải pháp đáp ứng được nhu cầu của cả hai bên.
  • Tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững. Duy trì liên lạc, chia sẻ thông tin và hỗ trợ trong suốt quá trình hợp tác.
  • Tôn trọng quyền lợi và quyền tự chủ của các bên. Đánh giá công bằng các yêu cầu, quyền lợi và giá trị của đối tác.
  • Nắm bắt thông tin cần thiết và đánh giá chính xác thông tin để đưa ra quyết định và đề xuất hợp lý.
  • Đối mặt với xung đột và vấn đề một cách xây dựng và giải quyết chúng một cách hợp tác. Tìm kiếm các giải pháp chung và thỏa thuận chấp nhận được cho cả hai phía.
  • Thành công trong đàm phán kiểu mềm đòi hỏi kiên nhẫn và linh hoạt. Có khả năng thích ứng và điều chỉnh trong quá trình đàm phán để đạt được kết quả tốt nhất.
ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh
Tôn trọng đôi bên là nguyên tắc quan trọng để tiếp tục đàm phán kiểu mềm

Đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh được lợi ích gì?

Đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh mang lại lợi ích quan trọng cho các bên tham gia. Một số lợi ích chính thường đạt được trong cuộc đàm phán kiểu mềm:

  • Đầu tiên là xây dựng mối quan hệ hợp tác. Nó tạo ra môi trường hợp tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài, tôn trọng ý kiến và sẵn lòng hỗ trợ lẫn nhau.
  • Thứ hai, tạo ra giá trị bền vững trong tương lai. Đàm phán kiểu mềm tạo ra giá trị lâu dài bằng cách hợp tác chặt chẽ và chia sẻ nguồn lực cũng như tận dụng cơ hội và tạo ra kết quả tốt trong dài hạn.
  • Thứ ba là giảm xung đột và rủi ro. Thay vì bạn có thêm đối thủ cạnh tranh thì sẽ có thêm cộng sự hợp tác cũng như cùng phát triển. Thường thì sự hợp tác này đều là những doanh nghiệp khác mảng kinh doanh hợp tác với nhau.
  • Thứ năm là xây dựng danh tiếng. Trong thời thế mạng xã hội phát triển mạnh, việc hai bên doanh nghiệp cùng tương tác qua lại với nhau cũng tạo nên sự thích thú cũng như gây sự chú ý đến với khách hàng mục tiêu.
ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh
Đàm phán kiểu mềm giúp tạo ra giá trị bền vững trong tương lai

Xem thêm: Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng không?

Đàm phán kiểu mềm ưu nhược điểm là gì?

Ưu điểm của đàm phán kiểu mềm

  • Tạo ra một môi trường hợp tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên tham gia, giúp tạo nền tảng cho sự hợp tác, giao tiếp và giải quyết vấn đề hiệu quả.
  • Khuyến khích tìm kiếm các giải pháp đáp ứng được nhu cầu của cả hai phía. Thay vì tập trung chỉ vào lợi ích riêng, các bên cùng nhau tìm ra những giải pháp sáng tạo và linh hoạt để đạt được một thỏa thuận hài lòng.
  • Tập trung vào việc tạo ra giá trị lâu dài bằng cách hợp tác chặt chẽ và chia sẻ nguồn lực. Các bên tận dụng cơ hội và tạo ra kết quả tốt hơn trong dài hạn.
  • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đối tác, các bên tạo ra một môi trường đàm phán công bằng và chân thành.

Nhược điểm của đàm phán kiểu cứng

  • Đòi hỏi thời gian và công sức lớn hơn so với đàm phán kiểu cứng. Quá trình xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm giải pháp đôi bên có thể kéo dài so với dự định.
  • Nếu một bên quá linh hoạt và thoải mái trong việc đạt được thỏa thuận thì bên đó sẽ đánh mất lợi ích cũng như gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi.
  • Việc tìm kiếm giải pháp đôi bên và sự linh hoạt có thể dẫn đến việc không đạt được thỏa thuận cuối cùng.
  • Một số đàm phán mang lại yếu tố rủi ro. Nếu không có sự kiểm soát và quản lý tốt, các bên dễ mất kiểm soát bị lợi dụng trong quá trình đàm phán.

Xem thêm: Top 10 công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Đàm phán kiểu mềm và đàm khác kiểu cứng khác nhau như thế nào?

Cùng là đàm phán đạt được lợi ích nhưng tại sao một bên là Win – Win, một bên lại là Lose – Lose? Về cơ bản, đàm phán kiểu mềm và đàm phán kiểu cứng khác nhau về cách tiếp cận, phong cách và mục tiêu. Dưới đây là một số sự khác biệt giữa hai phương pháp đàm phán này trong kinh doanh:

Cách tiếp cận

  • Đàm phán kiểu mềm: Tập trung vào việc xây dựng môi trường hợp tác và tôn trọng ý kiến đôi bên. Các bên cố gắng tạo không gian mở, sáng tạo và linh hoạt tìm kiếm giải pháp và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
  • Đàm phán kiểu cứng: Mang tính cạnh tranh và tập trung vào việc đạt được lợi ích của bên mình. Các bên thường chia rõ thành “bên chiến thắng” và “bên thua” và có xu hướng áp đặt ý kiến và yêu cầu của mình lên đối tác.
ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh
Một bên tạo không gian mở, một bên áp đặt ý kiến

Phong cách

  • Đàm phán kiểu mềm: Thân thiện, lắng nghe và tôn trọng. Thể hiện sự linh hoạt, kiên nhẫn và tận hưởng quá trình đàm phán. Cố gắng hiểu và đáp ứng các quan điểm và quyền lợi của đối tác.
  • Đàm phán kiểu cứng: Cứng rắn, cạnh tranh và không linh hoạt. Thường chú trọng vào việc bảo vệ quyền lợi của mình, đưa ra yêu cầu cụ thể và áp đặt ý kiến.

Mục tiêu

  • Đàm phán kiểu mềm: Xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo ra giá trị bền vững cho cả hai bên. Các bên cố gắng tìm kiếm sự thỏa thuận đáng hài lòng và tạo ra một môi trường hợp tác và tương tác tích cực.
  • Đàm phán kiểu cứng: Đạt được lợi ích tối đa cho mình, thậm chí có thể làm mất lợi ích của đối tác. Các bên thường tập trung vào việc chiếm lợi thế và chiến thắng trong đàm phán.

Những ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh

Trên thực tế có rất nhiều vụ đàm phán xảy ra và không phải lúc nào cũng là cuộc đàm phán kiểu mềm. Một số cuộc đàm phán đều đạt được lợi ích nhưng lại là Lose – Lose. Vậy nên để có được đàm phán kiểu mềm thì hai bên phải cân nhắc cùng nhau. Dưới đây là một số ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh:

Apple và Samsung

Hai “kẻ” khổng lồ luôn đấu nhau và tranh chấp từng ý tưởng sáng tạo. Cuộc chiến đối đầu kéo dài từ năm này sang năm khác thổi bùng dư luận quan tâm và hóng hớt. Vào năm 2011, Apple đã chính thức gửi đơn thưa kiện Samsung. Apple cho rằng Samsung đã sao chép mẫu iPhone khi công ty này làm mẫu cho dòng Galaxy.

Bên Samsung tố cáo lại việc Apple không trả tiền bản quyền sử dụng công nghệ truyền dẫn không dây của họ. Và thế là cả hai công ty đều cáo buộc sử dụng ý tưởng sáng tạo và ngoại hình của nhau. Tưởng chừng như cuộc chiến này đều sẽ kéo dài rất lâu cho đến khi giám đốc điều hành hai bên gặp nhau.

Giám đốc điều hành hai bên gặp nhau và đã có cuộc thương lượng. Họ sẵn sàng thỏa hiệp nhất định để ngăn chặn một cuộc chiến pháp lý kéo dài đằng đẵng trong phiên tòa. Cũng vì Samsung là một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Apple. Thế nên cả hai giám đốc điều hành của hai công ty đều muốn vượt ra khỏi tranh chấp, đồng thời tiến đến mối quan hệ hợp tác kinh doanh.

ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh
Tưởng chừng sẽ cạnh tranh mãi cho đến khi cũng có lúc bắt tay hợp tác

Boeing và các công ty hàng không

Boeing là công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới. Họ thường đàm phán với các công ty hàng không khác để thỏa thuận về việc mua máy bay. Những cuộc đàm phán này thường xoay quanh giá cả, điều kiện giao hàng, hậu cần và dịch vụ hỗ trợ. 

Bằng cách sử dụng đàm phán kiểu mềm, Boeing và các công ty hàng không đã cố gắng đạt được thỏa thuận mà cả hai bên đều hài lòng và tạo ra một mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên.

ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh
Boeing và những công ty hàng không khác tạo ra được lợi ích chung

Xem thêm: 6 cách thu hồi nợ, nợ xấu, nợ khó đòi

Starbucks và các nhà cung cấp cà phê

Starbucks nổi tiếng là chuỗi cửa hàng cà phê quốc tế. Họ tiến hành đàm phán với nhiều nhà cung cấp cà phê từ nhiều quốc gia để mua cà phê chất lượng cao. Trong quá trình đàm phán, Starbucks tạo ra một môi trường hợp tác và công bằng, tôn trọng các nhà cung cấp. Đồng thời đã tìm kiếm giải pháp đôi bên.

Đó là Starbucks đã thiết lập một mạng lưới cung ứng cà phê đáng tin cậy và bền vững dành cho các nhà cung cấp hợp tác cùng mình. Một bên có được nguồn cung ứng chất lượng và tin cậy. Một bên thì có nguồn tiêu thụ cố định trong thời gian dài.

ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh
ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh

Trên đây là tổng hợp những thông tin về ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh dành cho bạn. Qua bài viết này, Ngân Hàng AZ hy vọng có thể giúp bạn hiểu và có thêm về ví dụ đàm phán kiểu mềm trong kinh doanh.