Tuesday, 30 Apr 2024
Kiến thức chuyên môn Kinh Doanh

Ví dụ mục tiêu SMART trong kinh doanh

SMART là bộ nguyên tắc nổi tiếng giúp bạn đánh giá tính khả thi và đo lường mục tiêu. Và để đạt được hiệu quả cao thì bạn cần biết những mục tiêu của SMART. Vậy SMART là gì? Hãy cùng Ngân Hàng 24h cùng tìm hiểu về các đánh giá đo lường và những ví dụ mục tiêu SMART trong kinh doanh mà bạn cần biết qua bài viết dưới đây.

SMART là gì?

SMART là một cụm từ viết tắt được sử dụng để đánh giá tính khả thi và đo lường của mục tiêu. Những ký tự được viết tắt có nghĩa là Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả thi), Relevant (Liên quan) và Time-bound (Có thời hạn). Đây là một trong những kiến thức chuyên môn trong ngành marketing.

Ý nghĩa chi tiết của mỗi ký tự trong SMART như sau:

  • Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần được mô tả rõ ràng, cụ thể và không mơ hồ. Nó phải trả lời các câu hỏi như ai, điều gì, khi nào, ở đâu và tại sao.
  • Measurable (Đo lường được): Mục tiêu cần có khả năng đo lường được để xác định mức độ đạt được. Nó yêu cầu số liệu cụ thể hoặc chỉ số đo lường để theo dõi tiến trình và đánh giá kết quả.
  • Achievable (Khả thi): Mục tiêu phải được đề ra một cách khả thi và thực tế, dựa trên tài nguyên, nhân lực và khả năng của tổ chức.
  • Relevant (Liên quan): Mục tiêu cần có mối liên hệ và đóng góp đáng kể đến mục tiêu chung và chiến lược tổ chức. Nó phải phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng nhu cầu thực tế của tổ chức.
  • Time-bound (Có thời hạn): Mục tiêu cần có một thời hạn cụ thể để tạo ra tình thế cạnh tranh và thúc đẩy sự cố gắng. Thời hạn cần được xác định rõ ràng và thể hiện được mục tiêu hướng đến kết quả trong một khoảng thời gian nhất định.
ví dụ mục tiêu smart trong kinh doanh
Đánh giá tính khả thi và đo lường mục tiêu

Xem thêm: MD là gì trong kinh doanh? Sự khác nhau giữa Managing Director và CEO

Mục tiêu SMART gồm những gì?

Để đạt được những ý nghĩa trong SMART cho mục tiêu thì cần phải có những yếu tố dưới đây:

  • Đối với Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần được mô tả một cách cụ thể và rõ ràng. Nó phải trả lời câu hỏi: Ai? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Và tại sao? Cụ thể hóa mục tiêu giúp tập trung và định hình rõ mục đích của nó.
  • Đối với Measurable (Đo lường được): Mục tiêu cần có khả năng đo lường để xác định mức độ đạt được. Điều này đòi hỏi có các chỉ số, số liệu đo lường hoặc phương pháp cụ thể để theo dõi và đánh giá tiến trình.
  • Đối với Achievable (Khả thi): Mục tiêu cần khả thi và có khả năng đạt được. Nó phải dựa trên tài nguyên, nhân lực và khả năng hiện có của tổ chức hoặc cá nhân. Mục tiêu không thể quá khó hoặc quá dễ dàng để đảm bảo sự thách thức và khả năng hoàn thành.
  • Đối với Relevant (Liên quan): Mục tiêu cần liên quan và đóng góp vào mục tiêu chung và chiến lược tổ chức. Nó phải có ý nghĩa và mang lại giá trị cho tổ chức. Mục tiêu cần phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng nhu cầu thực tế của tổ chức.
  • Đối với Time-bound (Có thời hạn): Mục tiêu cần có thời hạn cụ thể để tạo sự cạnh tranh và định hướng sự nỗ lực. Thời hạn giúp định ra một khung thời gian để đạt được mục tiêu và tạo động lực để hoàn thành trong thời gian quy định.
ví dụ mục tiêu smart trong kinh doanh
Đạt được mục tiêu cần có đầu đủ 5 yếu tố của SMART

Xem thêm: Trong kinh doanh yếu tố nào quan trọng nhất quyết định thành bại

Ví dụ mục tiêu SMART trong kinh doanh

Để bạn dễ hiểu hơn về SMART, dưới đây sẽ là một vài ví dụ gần gũi liên quan trong cuộc sống để bạn có thể hình dung và hiểu rõ hơn:

  • Ngủ – dậy sớm: Đặt mục tiêu phải đi ngủ vào lúc 22 giờ và dậy lúc 5 giờ. Việc đặt mục tiêu giúp bạn tạo thói quen ngủ, dậy sớm tốt cho sức khỏe. Và mục tiêu cần sự quyết tâm trước cám dỗ của chiếc giường.
  • Thuyết trình: Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một trong những điều cần có trong công việc. Việc tìm kiếm thông tin cũng như chuẩn bị mọi thứ như PowerPoint, nói trôi chảy rõ ràng sẽ mang đến kết quả tuyệt vời.
  • Lên kế hoạch cho công việc: Lên lịch trình cũng như những việc cần làm mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế gặp những sự cố phát sinh bất ngờ. Lên kế hoạch dựa vào SMART chính là giờ nào gửi báo cáo, giờ nào họp, giờ nào đi khảo sát thị trường,…
  • Học ngoại ngữ 1 tiếng/ ngày: Đưa ra mốc, khung giờ cụ thể để thực hiện nghiêm túc việc học để đánh giá mức hiệu quả cũng như khả năng thực hiện.
ví dụ mục tiêu smart trong kinh doanh
Lên kế hoạch đều đủ và đừng quên kiểm tra tính khả thi của nó

Để bạn hiểu theo cách thực hiện cụ thể hơn thì dưới đây là một số cách trình bày rõ ràng trong việc đặt mục tiêu của bạn:

Nếu bạn muốn đạt thành tích trong việc cạy bộ thì bạn lên SMART như sau:

  • S: Mình muốn cải thiện thành tích chạy bộ của bản thân.
  • M: Tăng khả năng chạy liên tục trong 35km dưới 3 tiếng đồng hồ.
  • A: Tích lũy luyện tập trong năm 2023 để hoàn thành được mục tiêu này.
  • R: Mục tiêu đạt kết quả tốt và nhận được tiền thưởng trong giải chạy đua vào 11/2023.
  • T: Cần hoàn thành trước 9/2023 trước khi vào năm học vì sẽ không có nhiều thời gian luyện tập.

Xem thêm: Trong kinh doanh yếu tố nào quan trọng nhất quyết định thành bại

Các bước áp dụng nguyên tắc SMART trong kinh doanh

Trong SMART cũng có các bước áp dụng nguyên tắc theo thứ tự nhằm giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến trình cũng như đảm bảo hiệu quả trong công việc, học tập. Dưới đây là những bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đảm bảo mục tiêu được xác định rõ ràng.

Bước 2: Đảm bảo mục tiêu đo lường được.

Bước 3: Đảm bảo mục tiêu có thể đạt được.

Bước 4: Đảm bảo mục tiêu có tính liên quan.

Bước 5: Đặt thời hạn cụ thể để hoàn thành mục tiêu.

ví dụ mục tiêu smart trong kinh doanh
Cần đảm bảo cho mục tiêu được thực hiện và hoàn thành

Xem thêm: Kinh Doanh Không Sở Hữu Là Gì? Hiểu Rõ từ A-Z

Cách đặt mục tiêu SMART

Một số cách giúp bạn đặt và thực hiện mục tiêu SMART như sau:

  • Sử dụng định hướng mục tiêu: Xác định điều bạn muốn là gì. Khi xác định thì hãy cấn nhắc đến tính khả thi và mức độ thực tế để có thời gian thực hiện. Tuân theo quy tắc SMART và bám sát mục tiêu, đừng lơ là nhiều.
  • Viết ra giấy: Việc viết ra giấy cũng như bạn muốn note kiến thức nào đó. Khi viết ra giấy, hãy ưu tiên ghi theo thứ tự ưu tiên, mục tiêu lớn đến mục tiêu bé. Ghi xong thì dán ở những nơi bạn dễ nhìn thấy nhất nhằm thôi thúc bạn thực hiện.
  • Xây dựng kế hoạch: Việc chia nhỏ mục theo từng giai đoạn cũng giúp bạn dễ dàng thực hiện hơn. Bạn có thể chia kế hoạch theo ngày/tuần/tháng để thực hiện.
ví dụ mục tiêu smart trong kinh doanh
Định hướng rõ thể và xây dựng kế hoạch rõ ràng

Trên đây là tổng hợp những thông tin về ví dụ mục tiêu smart trong kinh doanh dành cho bạn. Qua bài viết này, hy vọng có thể giúp được cho bạn trong việc theo dõi và áp dụng được SMART cho mục đích cá nhân.