Friday, 26 Apr 2024
Chuyển tiền Thẻ Tín Dụng

Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không ?

Các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngày càng phát triển và các tổ chức tín dụng hiện nay phát hành rất nhiều sản phẩm thẻ nhưng mỗi loại hình thẻ sẽ có những chức năng riêng. Chuyển khoản là tính năng khá phổ biến của thẻ ngân hàng mà người tiêu dùng thường sử dụng. Vậy thì thẻ tín dụng có thể chuyển khoản được không?

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (hay còn gọi là thẻ ATM) đều có sự kết nối với các tài khoản của chủ thẻ trong ngân hàng. Nhưng với tính năng hoàn toàn khác biệt, tài khoản đối với thẻ ghi nợ là tài khoản dư nợ mà chủ thẻ đang thực hiện vay ngân hàng, còn tài khoản thẻ ghi nợ là tài khoản số tiền của chủ thẻ đang có gửi ở ngân hàng.

the-tin-dung-co-chuyen-khoan-duoc-khong
Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không ?

Từ đó, có thể nhận thấy rằng, đối với tài khoản tiền của chính mình ở tài khoản thẻ ghi nợ thì rất dễ để sử dụng mua sắm, rút tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ngược lại, khi sử dụng tài khoản vay nợ từ ngân hàng thông qua thẻ tín dụng thì ngân hàng cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với mục đích chi tiêu của chủ thẻ.

Thẻ tín dụng có chức năng chính là thanh toán sản phẩm hàng hóa dịch vụ đối với các cửa hàng, công ty… nằm trong mạng lưới được phép cung cấp hình thức thanh toán qua thẻ của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Và, việc thanh toán bằng thẻ tín dụng được thực hiện tại các trạm máy POS hoặc thanh toán online trên các trang web mua sắm trực tuyến.

Do đó, thẻ tín dụng không thể dùng để chuyển khoản được, nghĩa là việc chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng sang một tài khoản khác không phải mục đích mua sắm là hoàn toàn không được, vì như vậy sẽ hoàn toàn sai mục đích sử dụng của thẻ tín dụng. [content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Vì sao thẻ tín dụng không thể chuyển khoản ?

Ngay khi làm thẻ tín dụng, giữa ngân hàng và chủ thẻ phải làm các hợp đồng tín dụng cung cấp dịch vụ sản phẩm thẻ. Trong đó, bao gồm các chính sách, cam kết và các quy định sử dụng thẻ giữa 2 bên, và hợp đồng đã nêu rõ rằng thẻ tín dụng không hề có chức năng chuyển khoản. Vì bản chất tiền trong tài khoản thẻ tín dụng thực chất không phải là của chủ thẻ.

Việc cung cấp thẻ tín dụng, đồng nghĩa với việc ngân hàng đang thực hiện một khoản cho vay trong giới hạn với mục đích cụ thể là thanh toán tiêu dùng. Trong quá trình cho vay, rất cần thiết để ngân hàng có thể kiểm soát rủi ro tín dụng bằng cách đảm bảo người đi vay sử dụng tiền đúng mục đích.

Nhưng nếu thẻ tín dụng có thêm chức năng chuyển khoản thì sẽ cực kỳ nguy hiểm vì khi đó ngân hàng hoàn toàn không thể kiểm soát được chủ thẻ đã sử dụng tiền vào mục đích gì. Rủi ro tín dụng sẽ tăng cao và rất dễ để ngân hàng bị lâm vào tình trạng phá sản.

Như vậy, việc không tồn tại chức năng chuyển khoản của thẻ tín dụng là điều hoàn toàn đúng đắn giúp cho hệ thống ngân hàng có thể kiểm soát tốt các khoản dư nợ một cách chặt chẽ hơn; từ đó, đản bảo được sự chăc chắn của hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng.

Tham khảo: Thẻ tín dụng là gì và cách sử dụng

Việc chuyển khoản trong mua sắm hàng hóa là như thế nào?

Chắc hẳn các bạn sẽ băn khoăn rằng, nếu như thẻ tín dụng không có chức năng chuyển khoản, vậy thì chuyển khoản để mua sắm sản phẩm hàng hóa dịch vụ sẽ được kiểm soát như thế nào mới đảm bảo được rằng chủ thẻ đang thực hiện đúng mục đích sử dụng thẻ tín dụng. [content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Khách hàng được ngân hàng cấp tín dụng để thực hiện thanh toán qua thẻ, đồng nghĩa với việc bạn được ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người bán hàng hóa dịch vụ. Ngay khi giao dịch giữa khách hàng và người bán được thực hiện, xác nhận về giao dịch mua bán sẽ được gửi đến ngân hàng thì lúc đó có thể xem như là tiền từ thẻ tín dụng đã được chuyển sang cho người bán.

Thực ra, mối quan hệ tín dụng và thanh toán giữa ba bên ngân hàng – người bán – khách hàng hoàn toàn có sự ràng buộc mang tính hệ thống. Chỉ đối tượng nằm thực hiện cam kết với nhau trong hệ thống này mới có thể thực hiện mua bán trao đổi theo quy tắc tín dụng như vậy.

Nhưng vì lí do, mạng lưới tín dụng giữa các ngân hàng, những người bán và người sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng ngày càng phát triển rộng lớn trên toàn thế giới nên đôi khi người tiêu dùng không nhận ra được sự liên kết đó. Và thực sự, với tính năng ưu việt và mức độ bao phủ của hệ thống này mà lại càng ngày có nhiều người hơn tham gia vào hình thức mua bán tín dụng kể cả người bán và người mua.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người bán hàng bắt tay với khách hàng để cung cấp dịch vụ rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng. Đây chính là sơ hở của hệ thống khi có đối tượng nào đó cố tình làm trái với cam kết. Chính vì vậy, những trường hợp như vậy được xem là hành vi trái pháp luật và có thể bị phạt đến 30 triệu đồng nếu bị phát hiện.

Có nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng ?

Mặc dù không thể chuyển khoản được, nhưng chủ thẻ có thể thực hiện rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng thông qua các trụ ATM. Nhưng nếu như không thực sự cần thiết, thì các bạn nên hạn chế điều này. Vì ngân hàng sẽ tính phí và lãi suất khá cao khi chủ thẻ thực hiện rút tiền mặt, nhằm tránh các tình trạng lợi dụng hạn mức tính dụng cao mà khách hàng rút tiền ra để sử dụng sai mục đích như đã cam kết.

Chức năng của thẻ tín dụng là để thanh toán các chi tiêu cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ với mức tiện lợi cao và khách hàng được tận hưởng các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt. Rút tiền mặt hoàn toàn không phải là mục đích chính của sản phẩm thẻ này cho nên không hề được khuyến khích.

Chủ thẻ có thể thực hiện rút tiền mặt ở các trụ ATM có logo tương tự trên tấm thẻ tín dụng của mình ví dụ như Mastercard hoặc Visa… Nhưng khách hàng cần phải hết sức chú ý các vấn đề sau, để có thể sắp xếp hạn chế việc rút tiền mặt đến mức tối thiểu.

– Số tiền mặt được phép rút tối đa: theo quy định thông thường của các ngân hàng thì khách hàng chỉ được phép rút tiền mặt trong khoảng ít hơn 70% so với hạn mức được cấp cho thẻ tín dụng.

– Phí rút tiền mặt: được ngân hàng tính với mức khá cao ngay khi khách hàng thực hiện giao dịch rút tiền mặt. Thông thường mức phí này được tính khoảng 60.000 đồng cho mỗi giao dịch rút tiền mặt trong hệ thống và khoảng 80.000 đồng cho mỗi giao dịch rút tiền mặt ngoài hệ thống.

– Lãi suất: một lưu ý cực kỳ quan trọng nữa là khi khách hàng rút tiền mặt thì sẽ ngay lập tức bị tính lãi suất ngay tại thời điểm đó chứ không phải chờ đến lúc sau thời hạn quy định của thời điểm nhận sao kê mới tính lãi. Và, mức lãi suất này cũng tùy theo quy định của mỗi ngân hàng tuy nhiên chúng thực sự rất cao so với các loại hình cho vay khác.

Trên thực tế, đã có những ngân hàng áp dụng mức lãi suất trên dưới 30%/năm cho các khoản tiền mặt được rút từ thẻ tín dụng. Như vậy, khi tính hết tất cả các loại phí và lãi thì cái giá phải trả cho việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là quá sức lớn. Nên các bạn hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định thực hiện giao dịch rút tiền mặt này nhé.

Cuối cùng, bài viết này đã giải đáp được thắc mắc về thẻ tín dụng có chuyển khoản được không và các vấn đề có liên quan đến chức năng của thẻ tín dụng. Với hy vọng đem đến những thông tin hữu ích nhất giúp cho các bạn có thể sử dụng thẻ của mình đúng mục đích, khôn ngoan và hợp lý. Chúc các bạn tận hưởng được nhiều lợi ích nhất từ loại hình thẻ tín dụng này nhé!

Bài viết hay: